Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

docx 6 trang phuong 02/11/2023 1210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. BA ĐIỂM KHÔNG THẲNG HÀNG
MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng
Sau khi kết thúc bài học, học sinh cần:
Kể ra được các bộ ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng trong hình vẽ cho trước
Nêu được vị trí của các điểm tromg bộ ba điểm thẳng hàng
Vẽ được các bộ ba điểm thẳng hàng hoặc không thẳng hàng
Tìm được một số hình ảnh của các bộ ba điểm thẳng hàng (không thẳng hàng) trong thực tế
Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học
Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên: Sgk, giáo án, máy chiếu
Đối với học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
Gv trình bày vấn đề: Quan sát các hình dưới đây, ta thấy được vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cũng như vị trí các khóm lúa
HS trả lời:
+ Trường hợp hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trắng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng
+ Các cây mạ được cấy thẳng hàng. Các khóm lúa cho ta hình ảnh các điểm thẳng hàng
Ở bài học ttước, HS đã được biết tới hình ảnh của điểm, mối quan hệ của một điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng. Trong bài học này, các HS sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ ba điểm thuộc hay không thuộc một đường thẳng và khi ba điểm thẳng hàng sẽ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Ba điểm thẳng hàng
Mục tiêu: Khái niệm 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
Hoạt động 1:
tập
Giải:
- GV tổ chức cho các nhóm HS từ 5-7 HS
- Có thể trồng bằng cách xếp cây
tham gia trò chơi “Trồng táo” với 5 cây
thành hai đường chéo nhau
táo em hãy tìm cách trồng thành 2 hàng,
- Mô tả như hình vẽ:
mỗi hàng có 3 cây hoặc trồng 7 cây táo
thành 3 hàng, mỗi hàng có 3 cây
- GV yêu cầu HS phát hiện được đặc
điểm của 3 điểm thẳng hàng và khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng
- GV tổ chức cho HS thảo luận Thực hành 1 ở mức độ nhận dạng về 3 điểm thẳng hàng và 3 điểm không thẳng hàng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
Thực hành 1:
Giải:
Trên Hình 2, ba điểm thẳng hàng là: M, N, Q; ba điểm không thẳng hàng là M, N, P
Trên Hình 3, ba điểm thẳng hàng là M, P, R
Vẽ hình như sau:
Hoạt động 2: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Mục tiêu: Từ tình huống gợi mở, hs hiểu được tính chất 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 2:
- Từ tình huống HĐKP2, GV đọc nhận xét
Giải:
- 1 hs lên bảng vẽ hình và làm bài, cả lớp vẽ
Đèn màu vàng nằm giữa hai
hình vào vở
đèn còn lại
- GV quan sát kiểm tra đáp án
Thực hành 2:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Giải:
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,
chuyển sang nội dung mới
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 1, 2, 3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
Câu 1:
Trong hình bên, cho bốn điểm A,B,C,D
Bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B,
thuộc đường thẳng m và điểm E không
C) ; (B, C, D); ( A, C, D); (A, B,
thuộc đường thẳng m. Hãy nêu các bộ ba
D)
điểm thẳng hàng và các bộ ba điểm không
Bộ ba điểm không thẳng hàng:
thẳng hàng
(A, B, E); ( A, C, E); ( A, D, E);
( B,C, E), (B, D, E) (C, D, E)
Câu 2: Các điểm thẳng hàng là:
Câu 2: Trong hình bên, em hãy dự đoán
(G, K, P); ( E, K, F); (H,K,Q)
xem ba điểm nào thẳng hàng. Sau đó hãy
Câu 3:
dùng thước để kiểm tra kết quả.
a) Điểm nằm giữa hai điểm M và
N là: E, F, G
b) Điểm không nằm giữa hai
điểm E và G: M và N
Câu 3: Trong hình bên, hãy chỉ ra các điểm
a) Nằm giữa hai điểm M và N
b) Không nằm giữa hai điểm E và G
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 4, 5
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
a)
Bài làm:
Câu 4:
Cho hai điểm M và P. Hãy vẽ thêm điểm N sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N
Vẽ hai điểm trên một tờ giấy trắng. Không dùng thước, em hãy tìm cách vẽ thêm một điểm thứ ba sao cho ba điểm đó thẳng hàng
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương	pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động
học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi
tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập
thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm.	)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_chan_troi_sang_tao_chuong_8_bai_2_ba_diem.docx