Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

docx 8 trang phuong 02/11/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 8, Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt
Ngày soạn: Ngày dạy:
MỤC TIÊU

BÀI 7: SỐ ĐO GÓC. CÁC GÓC ĐẶC BIỆT
Kiến thức, kĩ năng
Sử dụng được thước đo độ để đo góc
Nêu được khi nào một góc là góc vuông, góc nhọn, góc tù
Vẽ được góc theo số đo cho trước
Kể được một số tình huống về số đo góc trong đời sống
Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học
Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên: Sgk, giáo án, máy chiếu
Đối với học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
Gv trình bày vấn đề: Gv chiếu góc xAy lên bảng. Yêu cầu HS dự đoán số đo góc.
A: Tớ nghĩ góc xAy nhỏ hơn 900 B: Tớ nghĩ góc này 900
GV hỏi cả lớp
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thước đo góc
Mục tiêu: HS biết cách sử dụng thước đo góc
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv cho HS cả lớp quan sát chiếc thước đo góc và giới thiệu cho HS cấu tạo của thước đo góc: các đặc điểm (vòng số bên trong, vòng số bên ngoài), tâm thước và cách sử dụng thước đo góc
GV giới thiệu cho HS đơn vị đo góc là độ và kí hiệu của đơn vị này
Để HS biết cách sử dụng thước đo góc, Gv nên xuất phát từ một góc cụ thể xOy và thao tác các bước đo góc này để HS quan sát. Sau đó, GV cho mỗi HS đọc số đo góc từ các hình ảnh trong SGK.
GV yêu cầu mỗi HS thực hành cách sử dụng thước đo góc để đo các góc cho trước.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang nội dung mới
Hoạt động 2: Cách đo góc. Số đo góc
Mục tiêu: HS biết cách đo góc và đọc số đo góc
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tạo cơ hội cho HS khám phá cách vẽ góc theo số đo cho trước
GV tổ chức theo hình thức trò chơi “vẽ góc theo số đo cho trước nhanh nhất”.
Cô giáo sẽ đưa ra cho mỗi nhóm (5-7 em) các số đo khác nhau. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ cách vẽ góc theo số đo cho trước đó
Các nhóm trình bày và các nhóm còn lại thực hiện kiểm tra sự chính xác về số đo theo yêu cầu của các góc vừa vẽ
GV nhận xét và chính xác lại các bước vẽ một góc theo số đo cho trước của các nhóm trong các trường hợp khác nhau của các góc cụ thể đó
Hoạt động 1:
Giải: Số đo góc xOy:
Thực hành 1:
Giải: HS tiến hành dùng thước đo
Thực hành 2:
Giải:
- Mỗi góc trong Hình 2 có số đo là:
- GV yêu cầu mỗi HS hãy nghĩ về một số đo góc, sau đó thực hành vẽ góc theo số đo đó. Đổi chéo kết quả với các bạn để kiểm tra lại
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang nội dung mới
a) 40∘	b) 135∘
c) 90∘	d) 180∘
- Số đo của các góc trong Hình 4: HS thực hành đo
Hoạt động 3: So sánh hai góc
Mục tiêu: HS so sánh hai góc với nhau
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu cách viết hai góc bằng nhau, góc nhỏ hơn, góc lớn hơn
GV cho HS làm bài tập để vận dụng
Vẽ 2 góc aOb, góc tAb lần lượt với từng trường hợp: bằng nhau, nhỏ hơn, lớn hơn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang nội dung mới
Hoạt động 4: Các góc đặc biệt
Mục tiêu: Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu HS nhận dạng các góc vuông, góc
Giải:
nhọn, góc tù ở các hình được vẽ trên bảng. Yêu
a) Góc nBm = 90∘
cầu các em thực hiện đo các góc đó để so sánh các
b) Góc pCq < 90∘
số đo của chúng với góc 900
c) Góc xAy > 90∘
- Từ đó, yêu cầu HS nhận xét về số đo của các góc
vuông, góc nhọn, góc tù
- GV yêu cầu mỗi HS vẽ một góc nhọn, một góc
tù, một góc vuông vào vở và chỉ ra các số đo
tương ứng của chúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang nội dung mới
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 1, 2, 3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
- Vẽ một hình vuông nhỏ hơn,
Câu 1:
Góc tạo bởi một đường chéo và một cạnh hình vuông bằng 45 độ
Câu 1: Hãy vẽ một hình vuông và hai đường chéo của hình vuông đó. Theo em, góc tạo bởi một đường chéo và một cạnh hình vuông bằng bao nhiêu độ? Hãy đo để kiểm tra
Bây giờ hãy vẽ một hình vuông với cạnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn hình vuông đã vẽ. Hãy đo góc tạo bởi đường chéo và một cạnh hình vuông. Kết quả có thay đổi không?
Câu 2:
Góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 9 giờ, 10 giờ, 6 giờ, 5 giờ lần lượt là bao nhiêu
kết quả vẫn không thay đổi Câu 2: Góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 9 giờ, 10 giờ, 6 giờ, 5 giờ lần lượt là:
9 giờ: 90∘
10 giờ: 50∘
6 giờ: 180∘
5 giờ: 150∘
Câu 3:
Dự	đoán:	Góc	xOy	= 300, mAn =1200
độ?
Câu 3:
Quan sát các góc ở hình bên, dự đoán số đo gần đúng của các góc. Sau đó, dùng thước đo góc để kiểm tra lại kết quả đó.
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương	pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động
học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi
tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập
thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm	)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_chan_troi_sang_tao_chuong_8_bai_7_so_do_g.docx