Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương IV
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương IV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương IV
Ngày soạn: // Ngày dạy: // BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG IV (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học ôn tập, củng cố lại: - Ôn tập, tổng kết toàn bộ nội dung kiến thức của cả chương - Luyện tập các kĩ năng tính toán, vẽ hình. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học. - Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương. → củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học. 3. Phẩm chất - Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 – GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,.. 2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, ôn lại các kiến thức đã học trong chương III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học trong chương. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, hoạt động nhóm tiến hành thực hiện các yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức chương IV. Góc. Đường thẳng song song d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn hệ thống lại kiến thức đã học của chương và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy và yêu cầu các nhóm trình bày rõ các nội dung sau: + Các góc ở vị trí đặc biệt + Tia phân giác của một góc + Hai đường thẳng song song + Định lí Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu : - Ôn tập nội dung kiến thức của cả chương - Luyện tập, củng cố các kĩ năng tính toán b) Nội dung : GV giao bài tập, HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi bài tập GV giao. c) Sản phẩm học tập : Nội dung thảo luận trả lời các câu hỏi BT1 à BT5 (SGK – tr108) d) Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS chữa BT1à BT5 (SGK - tr 108) ( đã giao về nhà từ buổi trước) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS hoàn thành các bài tập vảo vở. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện 1 -2 HS/ bài tập trình bày bảng. - Các HS khác chú ý hoàn thành bài, theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng. Kết quả : Bài 1. a) Ví dụ về 2 góc kề nhau: Góc xOy và góc yOz Ví dụ về 2 góc kề bù: góc mAp và pAn Ví dụ về hai góc đối đỉnh: góc uBt và góc vBk b) Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau. Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, tạo ra: Góc A1 và B1 là cặp góc so le trong; Góc A2 và B1 là cặp góc đồng vị d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc so le trong bằng nhau (Tính chất 2 đường thẳng song song) e) Tiên đề Euclide về đường thẳng song song: Qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Bài 2. a) Hai góc có tổng số đo bằng không phải là hai góc kề bù, vì 2 góc kề bù phải là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng , chẳng hạn: Góc xOy và góc xOz có tổng số đo bằng nhưng không phải là hai góc kề bù, vì không kề nhau. b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh không phải là hai góc đối đỉnh, chẳng hạn: Góc mAq và nAp bằng nhau và có chung đỉnh nhưng không phải là hai góc đối đỉnh. Bài 3. a) Vì A1=B1(=1240). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên z// t b) Vì D1+D2=1800 ( 2 góc kề bù) nên 900+D2=1800=>D2=1800-900=900 Vì D2=C1(=900). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên m//n c) Vì E1+E2=1800 ( 2 góc kề bù) nên 1100+E2=1800=>E2=1800-1100=700 Vì E2=G1(=700). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên x//y d) Vì K1+K2=1800 ( 2 góc kề bù) nên K1+560=1800=>K1=1800-560=1240. Vì H1=K1(=1240). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên x//y Bài 4. a) Vì AE ⊥ AB; AE ⊥ ED nên AB//ED (2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau) Mà Cx//AB (gt) ⇒ Cx//ED (2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau) b) Vì Cx//AB nên ABC=BCx (hai góc so le trong) Mà ABC=450=>BCx=450 Vì Cx//ED nên EDC=DCx (hai góc so le trong) Mà EDC=600=>DCx=600 c. Vì tia Ox nằm trong góc BCD nên: BCD=BCx+DCx=450+600=1050 Bài 5. a) Các cặp góc đồng vị bằng nhau là: góc mAn và xEn góc mAz và xEz góc nAq và nEt góc qAz và tEz góc pBq và pDt góc qBy và tDy góc mBy và xDy góc pBm và pDx b. Vì (2 góc đối đỉnh) nên CED=450 Mà mq//xt nên =>BAC=CED (hai góc so le trong) =>BAC=450 c. Ta có hình vẽ: Bạn Nam nói đúng: Vì c//mq nên ABC=C1 (hai góc so le trong) nên C1=370 Vì c//xt nên CED=C2 (hai góc so le trong) nên C2=450 Vì C1+C2=BCE Nên BCE=370+450=820 Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra hoàn thành bài nhanh và đúng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu : - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố lại kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung : HS vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học trong chương thực hiện các bài tập GV giao. c) Sản phẩm : HS thực hiện hoàn thành đúng kết quả các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm nhanh, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời Câu 1.Cho hai góc kề bù AOB và BOC. Tia OM nằm giữa hai tia OB và OC. Tia ON là tia đối của tia OM. Khi đó cặp góc đối đỉnh là cặp góc nào trong các cặp góc sau đây? A. BOMvà CON; B. AOB vàAON; C. AOM và CON; D. COM và CON. Câu 2. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh; B. Hai góc không đối đỉnh thì không bằng nhau; C. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau; D. Cả ba khẳng định trên đều đúng. Câu 3. Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc khác góc bẹt. Biết số đo của một trong bốn góc đó là 65∘. Khi đó số đo của ba góc còn lại là: A. 65∘,115∘,120∘, B.65∘,65∘,115∘, C. 115∘,115∘,50∘; D. 65∘,115∘,115∘. Câu 4. Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc khác góc bẹt. Số đo của bốn góc đó có thể là trường hợp nào trong các trường hợp sau đây? A. 70∘,70∘,70∘,110∘; B.60∘,120∘,120∘,120∘; C. 80∘,50∘,130∘,100∘ D. 90∘,90∘,90∘,90∘. Câu 5. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Cho OM là tia phân giác của góc BOD và BOM=30∘. Số đo của góc AOC bằng: A. 30∘ B. 60∘; C. 120∘, D. Một kết quả khác. Câu 6. Cho Hình sau: a) Cặp góc so le trong là cặp góc: A. M1,M2; B.M1,N1, C. M1,N2; D.M2,N1. b) Cặp góc đồng vị là cặp góc: A. M1,M2; B.M1,N1; C. M1,N2; D. M2,N. Câu 7. Cho Hình sau, Cặp góc A1,B1 là cặp góc: A. Sole trong: B. Đối đỉnh; C. Đồng vị; D. Cả ba phướng án trên đều sai. Câu 8. Cho Hình sau, đường thẳng a song song với đường thẳng b nếu: A. A1=B2; B. A2=B3; C. A3=B2; D. A3=B1. Câu 9. Cho Hình sau, biết a//b. Khẳng định nào sau đây là sai? A. A1>B1; B. A2=B2; C. A3=B1; D. A3=B3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các thành viên trong nhóm tích cực trao đổi hoàn thành các bài tập được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS đưa ra đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm - HS khác chú ý nhận xét, bổ sung Kết quả : 1C 2C 3D 4D 5B 6a. D 6b.C 7C 8D 9A Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động nhóm của HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn tập, khắc sâu lại các kiến thức đã học trong chương. - Hoàn thành nốt các bài tập SGK
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_7_canh_dieu_bai_tap_cuoi_chuong_iv.docx