Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài tập cuối Chương 9

docx 9 trang phuong 02/11/2023 821
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài tập cuối Chương 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài tập cuối Chương 9

Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài tập cuối Chương 9
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 9 (2 tiết)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
Ôn tập và củng cố kiến thức toàn chương:
+ Các loại biến cố ngẫu nhiên
+ Xác suất của biến cố ngẫu nhiên.
Năng lực Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào các tính huống cụ thể. Thông qua đó, HS sẽ bộc lộ mức độ hiểu bài của mình và GV đánh giá được mục đích yêu cầu của bài đó đã đạt được hay chưa.
Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,..
- HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu:
HS nhớ lại kiến thức đã học và tạo tâm thế vào bài ôn tập chương.
Nội dung:
HS đọc các câu hỏi, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Nội dung kiến thức Bài 1 + Bài 2.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS hoàn thành nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Biến cố "Nhiệt độ cao nhất trong tháng Sáu năm sau tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10oC" là:
A. Biến cố chắc chắn	B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể	D. Biến cố đồng khả năng
Câu 2: Biến cố ngày mai mưa rào và giông ở Hà Nội" là:
A. Biến cố ngẫu nhiên	B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố đồng khả năng	D. Biến cố không thể
Câu 3: Hai túi I và II chứa các tấm thẻ được ghi số 3; 4; 5; 6; 7. Từ mỗi túi rút ngẫu nhiên một tấm thẻ.
Xác suất của biến cố "Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 8" bằng
A. 0	B. 1
2
C. 1	D. 0,25
Xác suất của biến cố "Tổng hai số ghi trên hai tấm thẻ nhỏ hơn 5" bằng:
A. 1	B. 0	C. 0,45	D. 0,5
Biến cố "Hiệu hai số ghi trên hai tấm thẻ là số chẵn" là:
A. Biến cố ngẫu nhiên	B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố không thể	D. Biến cố đồng khả năng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
Câu 1. C
Câu 2. A
Câu 3:
C
B
A
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học.
⇒ Bài tập cuối chương 9.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của chương về góc đặc biệt và hai đường thẳng song song, chứng minh định lí.
Nội dung: HS thực hiện trao đổi và giải lần lượt các bài tập GV giao.
Sản phẩm học tập: Giải đủ và đúng các bài tập được giao.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK – tr87) vào bảng nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành cá nhân, trao đổi nhóm thực hiện các bài tập GV yêu cầu.
GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Mỗi BT GV mời đại diện một vài HS trình bày kết quả.
Các HS khác chú ý hoàn thành bài, theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng.
Kết quả:
Bài 1.
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước được. Nếu An chọn được 1 quyển truyện tranh với 1 quyển sách giáo khoa thì biến cố An sẽ không xảy ra. Còn An chọn được 2 quyển truyện tranh thì biến cố A xảy ra.
Biến cố B là biến cố chắc chắn vì số sách giáo khoa là 1, số quyển truyện tranh là 3 nên khi chọn 2 quyển sách chắc chắn phải rút được một quyển truyện tranh.
Biến cố C là biến cố không thể vì chỉ có 1 quyển sách giáo khoa.
Bài 2.
Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì khả năng xuất hiện của 6 mặt là bằng nhau. Cho nên gieo 2 con xúc xắc thì khả năng xuất hiện của 12 mặt là bằng nhau
Các mặt của xúc xắc bao gồm các số: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Các kết quả có thể xảy ra là:
+ Biến cố A là: A = {( 1,1); ( 1,3); (1, 5), (2, 2), (2, 4); ( 2, 6); (3; 1); (3, 3); (3 ,
5); (4, 2); (4, 4); (4 , 6); (5; 1); (5; 3); (5, 5); (6; 2); (6; 4); (6, 6)}
+ Biến cố B là: B = {(6; 6)}
+ Biến cố C là: C = {( 1,1), ( 2, 2 ),( 3, 3 );( 4, 4 );( 5 , 5); ( 6, 6)}
Vì số kết quả có thể xảy ra ở biến cố A sẽ nhiều hơn số kết quả có thể xuất hiện ở biến cố C. Số kết quả xảy ra ở biến cố C nhiều hơn kết quả xảy ra biến cố B nên:
⇒ P(A) > P(C) > P(B).
Bài 3.
Vì thẻ có kích thước giống nhau nên khả năng mỗi tấm thẻ được rút là như nhau
Số nguyên tố ở đây là 2. Cho nên xác suất của biến cố A là P(𝐴) = 1
4
Ở 4 thẻ không có số lẻ nên xác suất của biến cố B là P(B) = 0
Cả 4 thẻ đều là số chẵn nên biến cố C chắc chắn. P(C) = 1.
Bài 4.
Vì 5 quả cầu có kích thước và khối lượng bằng nhau nên khả năng lấy được mỗi quả cầu là bằng nhau
Biến cố A là biến cố không thể vì không có màu vàng trong 5 quả cầu
⇒ P(A) = 0.
Biến cố B sẽ có xác suất là P(B) = 1
5
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra hoàn thành bài nhanh và đúng.
GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu:
Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức của chương 9.
Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Sản phẩm: HS giải được bài toán tính xác suất được giao.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS chữa các BT5 (SGK – tr66) + BTT sau:
BTT (Bài 10 -SBT-tr88):
Giá bán ra của 4 loại cổ phiếu A, B, C, D vào cuối ngày 31/12 các năm 2020 và 2021 được cho ở biểu đồ sau:
Bà Thuỷ chọn mua ngẫu nhiên 1 trong 4 loại cổ phiếu trên vào ngày 1/6/2021. Tính xác suất của các biến cố sau khi so sánh giữa hai thời điểm trên
A: “Cổ phiếu được chọn có giả bản ra giảm”,
B: “Cổ phiếu được chọn có giả bản ra tăng hơn 5000 đồng”. C: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 25%”.
GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án, mời đại diện 1 -2 HS lên bảng trình bày bảng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV.
GV bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ HS. Trong quá trình thực hiện chữa các bài tập, GV kết hợp yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tương ứng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Hoạt động cặp đôi: Đại diện hai học sinh trình bày bảng.
Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Các HS chữa bài vào vở đầy đủ.
Kết quả: Bài 5.
a)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Ngườ i
7100
0
7000
0
7000
0
7000
0
7300
0
7500
0
7700
0
8000
0
8300
0
8600
0
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là: {71 000; 70 000; 73 000; 75 000; 77 000;
80 000; 83 000; 86 000}.
b) Tập các kết quả có thể xảy ra của biến cố B là B = {86 000}
Chọn 1 năm trong 10 năm nên có 10 cách chọn và khả năng chọn mỗi năm là như nhau.
Vậy xác suất xảy ra biến cố B là: P(B) = 110.
BTT:
P(A) = 1
4
P(B) = 1
4
P(C) = 0
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động trao đổi cặp đôi của HS.
GV lưu ý lại một làn nữa các lỗi sai hay mắc phải khi giải các bài tập liên quan đến tính xác suất.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hoàn thành các bài tập SBT.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, luyện tập lại các dạng bài đã học để chuẩn bị ôn đề kiểm tra cuối HKII.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_9_bai_bai_tap_c.docx