Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 4, Bài 3: Hai đường thẳng song song
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 4, Bài 3: Hai đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 4, Bài 3: Hai đường thẳng song song
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI 3: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Thời gian thực hiện: (4 tiết) I. Mục tiêu: cdcb26 1. Về kiến thức: - HS mô tả được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong. - Nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song. - HS mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong; nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song.. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1: 1. Hoạt động 1: Khởi động (9 phút) a) Mục tiêu: - Gợi động cơ tạo hứng thú học tập. - Thông qua trò chơi học sinh ôn lại khái niệm về hai đường thẳng song song đã học ở lớp 6 và có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song qua việc so sánh cặp góc so le trong, đồng vị. b) Nội dung: - Thực hiện nội dung hoạt động khởi động: HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn?” c) Sản phẩm: - Khái niệm góc so le trong, đồng vị. - Tính chất. - Cách vẽ hai đường thẳng song song. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: chiếu sile ghi nội dung và cách thực hiện trò chơi: “Ai nhanh hơn?” * GV giao nhiệm vụ học tập - GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh mỗi nhóm chuẩn bị sẵn sàng cùng tham gia trò chơi bằng hình thức giơ tay. - GV: Yêu cầu cả lớp cùng hô, tạo khí thế. - GV: Tuyên bố luật chơi: * HS thực hiện nhiệm vụ: Câu 1: C Câu 2: HS xác định số đo các góc đỉnh A và đỉnh B. Kết luận: * Báo cáo, thảo luận: Hs các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn. * Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi. - GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài mới: +Nhận biết góc vị trí so le trong, đồng vị. +Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn?” Câu 1: Hai đường thẳng a và b trong hình sau có vị trí: A. Cắt nhau. B. Trùng nhau. C. Song song. D. Vuông góc. Câu 2: Quan sát hình vẽ sau: - Xác định số đo các góc đỉnh A và các góc đỉnh B. - Mỗi góc đỉnh A bằng với góc nào ở đỉnh B? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song a) Mục tiêu: - Hình thành nhận biết cặp góc vị trí so le trong, cặp góc đồng vị. - Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. - Cách vẽ hai đường thẳng song song. b) Nội dung: - Hs quan sát hình 1 SGK trang 76 hình thành nhận biết về cặp góc vị trí so le trong, cặp góc đồng vị. - Thực hiện hoạt động khám phá 1. c) Sản phẩm: - Nhận biết cặp góc vị trí so le trong, cặp góc đồng vị. - Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (tính chất). - Cách vẽ hai đường thẳng song song. - Lời giải các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang 76. - Yêu cầu HS làm vào vở nháp bài tập HĐKP1 SGK trang 7 - Thực hành 1, thực hành 2. - Vẽ hai đường thẳng song song. * HS thực hiện nhiệm vụ: Hs lắng nghe gợi ý của GV và suy nghĩ làm vào vở nháp. * Báo cáo, thảo luận: - Với mỗi câu hỏi GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán. - Hs cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định những câu trả lời đúng. - GV giới thiệu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong. - Nhận xét bài thực hành 1 và 2 của HS. - Thông qua thực hành 2 HS có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế nhận biết mối qua hệ giữa tính song song và vuông góc. Từ đó GV rút ra chú ý SGK trang 77. - GV hướng dẫn HS cách sử dụng thước đo góc hoặc eke để vẽ hai đường thẳng song song bằng cách vận dụng dấu hiệu vừa học. 1. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song HĐKP 1: HS dự đoán a//b, m//n. Tính chất: SGK trang 77 Thực hành 1: HS dự đoán a//b thông qua cặp góc so le trong bằng nhau. HS dự đoán m//n thông qua cặp góc đồng vị bằng nhau. Thực hành 2: HS chứng minh được a//b thông qua cặp góc đồng vị bằng nhau (vì đều bằng 900). *Chú ý: (SGK trang 77) Cách vẽ hai đường thẳng song song: Có 2 cách 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 20 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng nhận biết cặp góc vị trí so le trong, cặp góc đồng vị. - Vận dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. - Thực hành vẽ hai đường thẳng song song. b) Nội dung: - Thực hiện bài 2 SGK trang 80. c) Sản phẩm: Bài 2: Vẽ được hình và giải thích câu a và b. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Bài 2: HS hoạt động cặp đôi - GV hỏi HS với yêu cầu vẽ hình của bài toán em suy ra điều gì về hai đường thẳng đó. - Yêu cầu HS vẽ hình, đặt tên các yếu tố đường thẳng, điểm, góc. - Trả lời câu a, b. * HS thực hiện nhiệm vụ Hs đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - GV mời 1 bạn đại diện cho một cặp đôi lên bảng vẽ hình và kí hiệu. - Yêu cầu các cặp đôi tráo bài cho nhau để kiểm tra. * Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của hs và kết luận Sau khi học hết mục 3 GV sẽ hướng dẫn HS thêm một cách giải khác nữa. Bài 2: Hình vẽ a) HS sử dụng góc kề bù để chứng minh cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau. Mà Nên Vậy cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau. b) HS sử dụng góc kề bù đối đỉnh để chứng minh các cặp góc đồng vị bằng nhau Hướng dẫn tự học ở nhà (1 phút) - Đọc lại nội dung đã học: xem lại cách nhận biết vị trí cặp góc so le trong, đồng vị. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, Cách vẽ hai đường thẳng song song. - Xem trước phần 2: Tiên đề Euclid về đường thẳng song song. Tiết 2: 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: - Gợi động cơ tạo hứng thú học tập. - Thông qua trò chơi học sinh ôn lại về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song qua việc so sánh cặp góc so le trong, đồng vị. b) Nội dung: Thực hiện nội dung hoạt động khởi động: HS tham gia trò chơi: “Vượt chướng ngại vật” với các câu hỏi và về đích. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: chiếu sile ghi nội dung và cách thực hiện trò chơi: “Vượt chướng ngại vật”. * GV giao nhiệm vụ học tập Học sinh cả lớp chuẩn bị sẵn sàng cùng tham gia trò chơi bằng hình thức giơ tay. - GV: Yêu cầu cả lớp cùng hô, tạo khí thế. - GV: Tuyên bố luật chơi: * HS thực hiện nhiệm vụ: Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B * Báo cáo, thảo luận: HS trả lời các câu hỏi để vượt chướng ngại vật. * Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi. - GV nhận xét các câu trả lời của HS. Khởi động: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” Câu 1: Cặp góc so le trong ở hình vẽ sau là A. và . B. và . C. và . D. và . Câu 2: Cho hình vẽ sau: Vị trí của hai đường thẳng a và b trong hình là A. Cắt nhau. B. Vuông góc. C. Song song . D. Trùng nhau Câu 3: Nếu và thì A. . B. . C. . D. . 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Tiên đề Euclid về đường thẳng song song ( 15 phút) a) Mục tiêu: - Hs nắm được nội dung tiên đề Euclid để áp dụng vào bài tập. - HS biết vận dụng được khi hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba. b) Nội dung: - Tiên đề Euclid. - Chú ý SGK trang 79. c) Sản phẩm: - Tiên đề Euclid. - Thực hành 3. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV trình chiếu yêu cầu bài toán HĐKP kèm hình 8 SGK trang 78. * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu hs đọc và hiểu nội dung HĐKP. - GV gọi một số em trả lời. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Đọc và hiểu nội dung HĐKP, sau đó dự đoán kết quả. * Báo cáo, thảo luận: Gọi vài HS lên phát biểu. (Không yêu cầu HS giải thích). * Kết luận, nhận định GV kết luận vấn đề: Chỉ có một đường thẳng b đi qua A và song song với đường thẳng a. - Thông qua HĐKP 2 GV giới thiệu tiên đề Euclid. - GV chiếu ví dụ 3, ví dụ 4 và hướng dẫn HS. Thông qua ví dụ 4 GV rút ra “Chú ý”. 2. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song HĐKP 2 Tiên đề Euclid (SGK trang 78) Ví dụ 3: Ví dụ 4: * Chú ý: (SGK trang 79) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - GV chia lớp thành các nhóm - Yêu cầu hs làm bài tập Thực hành 3 SGK trang 79. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - Đọc đề và suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận rồi làm vào nháp. * Báo cáo, thảo luận: - Yêu cầu một vài nhóm nộp sản phẩm và đại diện nhóm trình bày cách làm. - Hs các nhóm khác nhận xét bài làm của bạn. * Kết luận, nhận định GV nhận xét và kết luận cách làm đúng và nhắc lại các cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và song song với đường thẳng cho trước. - Nhắc lại tiên đề Euclid để giải thích câu b. Thực hành 3: a) Cách vẽ: Dùng eke dựng hai góc bằng nhau vị trí so le trong để có đường thẳng song song. b) Theo tiên đề Euclid ta có thể vẽ được một đường thẳng a, b duy nhất. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút) a) Mục tiêu: - Hs nắm được nội dung tiên đề Euclid để áp dụng vào bài tập. - HS biết vận dụng được khi hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba. b) Nội dung: Làm các bài tập 3,6,7 SGK trang 80; 81. c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập 3,6,7 SGK trang 80; 81. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hiện hoạt động nhóm bài 3 SGK trang 80. Yêu cầu hs đọc đề và nêu các cách kiểm tra hai đường thẳng song song mà em biết. Sau đó các nhóm thực hành kiểm tra trên các đường thẳng GV đã phát trong phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương nhóm làm đúng. Bài 3: Để kiểm tra xem hai đường thẳng a và b có song song hay không ta có các cách sau: - Kiểm tra số đo của một cặp góc so le trong. - Kiểm tra số đo của một cặp góc đồng vị. - Kiểm tra tính cùng vuông góc với một đường thẳng thứ 3. - Kiểm tra tính cùng song song với một đường thẳng thứ 3. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hiện hoạt động cá nhân bài 6 SGK trang 81. Yêu cầu hs đọc đề và làm bài lần lượt từ câu a đến câu c. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện các yêu cầu trong bài. * Báo cáo, thảo luận : - GV gọi một số HS lên bảng trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: GV khẳng định kết quả đúng, cách làm tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của HS và cho HS nhận xét: -Câu a) HS dùng dấu hiệu cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3. -Câu b) HS dùng dấu hiệu cặp góc so le trong bằng nhau. -Câu c) HS dung dấu hiệu cùng song song với đường thẳng thứ 3. Bài 6: a) Ta có b) Vì mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên b // c. c) Ta có: * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Thực hiện hoạt động cặp đôi bài 7 SGK trang 81. - Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm trong thời gian 3 phút. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo từng cặp đôi. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng, cách làm tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của hs. Bài 7: a) Vì m và n cùng vuông góc với CD nên m // n. b) Vì m // n nên (hai góc vị trí trong cùng phía) x = 600. Tiết 3+4: 2. Hoạt động 2.3: Tính chất của hai đường thẳng song song a) Mục tiêu: - Tính chất của hai đường thẳng song song. - Vận dụng được kiến thức vào vẽ hai đường thẳng song song. b) Nội dung: - Học sinh hoạt động nhóm thực hiện khám phá 3. - Từ khám phá 3 học sinh rút ra tính chất và làm thực hành 4. - Hs vận dụng kiến thức bài học làm vận dụng 1 ; 2. c) Sản phẩm: - Tính chất hai đường thẳng song song. - Câu trả lời thực hành 4 ; vận dụng 1, 2. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu học sinh thực hiện khám phá 3 trong sgk. + Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau. + Vẽ đường thẳng c cắt các đường thẳng a và b lần lượt tại A và B. a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này. b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh các cặp góc này. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Đọc và hoạt động nhóm thực hiện khám phá 3 * Báo cáo, thảo luận: Gv chọn 1 – 2 nhóm báo cáo các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định GV kết luận từ tiên đề Euclid ta có tính chất nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau; hai góc đồng vị bằng nhau. Cặp góc so le trong là: và Cặp góc đồng vị và * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu hs từ khám phá 3 rút ra nhận xét về số đo các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song. - Chia lớp thành các nhóm yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm thực hành 4 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - Rút ra tính chất. - Đọc và hoạt động nhóm làm thực hành 4. * Báo cáo, thảo luận: - Yêu cầu 1 -2 nhóm lên bảng báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét bài làm của bạn. * Kết luận, nhận định GV nhận xét và kết luận cách làm đúng và hướng dẫn cách tính số đo góc dựa vào tính chất. Tính chất: SGK trang 79 *Thực hành 4: Cho m //n và a//b. Tính số đo x, y, z, t của các góc trong hình. Theo tính chất một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song + Ta có x = (hai góc đồng vị) + Ta có y = (hai góc so le trong) *1 góc vuông là Theo tính chất một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song + Ta có t = ( hai góc so le trong). * (hai góc kề bù) + Ta có (hai góc so le trong) * GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Yêu cầu hs đọc và hoạt động nhóm đôi làm vận dụng 1, 2 * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - Hs hoạt động nhóm đôi hoàn thành vận dụng 1; 2. * Báo cáo, thảo luận: - Yêu cầu 1 -2 nhóm lên bảng báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét bài làm của bạn. * Kết luận, nhận định GV nhận xét và kết luận cách làm đúng và rút ra chú ý “một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại”. *Vận dụng 1 Vì a//b nên ta có các cặp góc bằng nhau của hai tam giác ABC và DEC là (hai góc so le trong) (hai góc so le trong) (hai góc đối đỉnh) *Vận dụng 2. Ta kí hiệu như hình. Ta có (hai góc đồng vị) Nên . 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - HS luyện tập lại kiến thức đã học qua các bài tập. - Giải được các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. b) Nội dung: Làm các bài tập 1; 4; 5sgk. c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập bài tập 1; 4; 5sgk. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hiện nhóm bài tập 1 Yêu cầu hs đọc đề và làm bài tập 1 Nhóm 1,3 thực hiện tính số đo các góc đỉnh A. Nhóm 2,4 thực hiện tính số đo các góc đỉnh B. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Tuyên dương nhóm làm đúng. Bài 1. Vì a//b ta có (hai góc đối đỉnh) (hai góc kề bù) (hai góc đối đỉnh) (hai góc so le trong) (hai góc đối đỉnh) (hai góc kề bù) (hai góc đối đỉnh) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hiện nhóm đôi bài tập 4 Yêu cầu hs đọc đề và làm bài tập 4 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng, cách làm tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của hs. Bài tập 4/sgk a) Góc ở vị trí so le trong với là Góc ở vị trí đồng vị với là b) (hai góc so le trong) (hai góc đồng vị) (hai góc kề bù) c) (hai góc đối đỉnh) (hai góc đồng vị) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hiện nhóm đôi bài tập 5 Yêu cầu hs đọc đề và làm bài tập 5 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng, cách làm tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của hs. Vì và nên Suy ra Ta có (hai góc so le trong) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về hai đường thẳng song song để giải quyết các bài toán thực tế. b) Nội dung: Gv yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh Góc nhọn tạo bởi một thanh sườn với một thanh trụ của lan can là 540. d) Tổ chức thực hiện: *Giao nhiệm vụ - Hs quan sát hình vẽ và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của hs để hiểu rõ nhiệm vụ. Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. - Ôn lại các kiến thức đã học trong Chương 4 và chuẩn bị bài 4: “ĐỊNH LÍ VÀ CHỨNG MINH MỘT ĐỊNH LÍ”
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_4_bai_3_hai_duo.docx