Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 5, Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

docx 12 trang phuong 02/11/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 5, Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 5, Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 5, Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI 3: BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. Mục tiêu: cdcb26
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng.
- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ đoạn thẳng.
- Biết phân tích và xử lí dữ liệu trên biểu đồ đoạn thẳng.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nêu được ý nghĩa, công dụng và cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng, đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
- Năng lực năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tạo hứng thú học tập.
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về vai trò của biểu đồ đoạn thẳng trong việc biểu diễn sự biến thiên của dữ liệu theo thời gian trong trường hợp đơn giản.
b) Nội dung:
- HS thực hiện nội dung hoạt động khởi động.
c) Sản phẩm:
- Nhận xét của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: chiếu sile ghi nội dung phần khởi động.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm.
- GV: Yêu cầu nhóm học sinh thảo luận nhóm nội dung bài tập khởi động trong 4 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
Hs thảo luận nhóm để rút ra nhận xét.
*Báo cáo, thảo luận: 
- HS đại diện một nhóm trả lời.
- Hs các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 
- GV: Nhận xét ý thức hoạt động của từng nhóm.
- GV đặt vấn đề vào bài mới: “Biểu đồ đoạn thẳng”.
Khởi động : 
Trong bảng số liệu, điểm Toán của bạn Tú trong 5 tuần liên tiếp có sự thay đổi:
- Từ tuần 1 đến tuần 2: giảm 2 điểm (từ 8 điểm xuống 6 điểm).
- Từ tuần 2 đến tuần 3: số điểm không thay đổi.
- Từ tuần 3 đến tuần 5: tăng 4 điểm (từ 6 điểm đến 10 điểm).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (38 phút)
Hoạt động 2.1: Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng (38 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về đặc điểm trực quan biểu diễn sự tăng giảm của dữ liệu theo thời gian của biểu đồ đoạn thẳng.
- Học sinh hiểu ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi hoạt động khám phá 1.
- HS đọc hiểu ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng và ví dụ 1.
- HS làm bài tập giáo viên giao.
c) Sản phẩm:
- Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV : Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi bài tập HĐKP 1 SGK trang 102.
- GV gọi vài học sinh đứng tại chỗ trả lời.
a) Quan sát các đồ vật có trên hình sgk.
b) Xác định số li trà sữa cửa hàng bán được trong ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm.
c) Số liệu vừa đọc được tăng hay giảm?
- GV yêu cầu học sinh đọc hiểu ý nghĩa và công dụng của biểu đồ.
- GV yêu cầu học sinh đọc hiểu ví dụ 1.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- Hs lắng nghe gợi ý của GV, thảo luận cặp đôi tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu vài hs nêu trả lời.
- Hs cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định những câu trả lời đúng.
GV giới thiệu ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng như SGK.
1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
- Số li bán được trong ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm lần lượt là 35; 20 và 35.
- Số liệu vừa đọc được giảm từ thứ Ba đến thứ Tư và tăng từ thứ Tư đến thứ Năm.
 (SGK)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Gv trình chiếu bài tập và yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi thực hiện.
Cho biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn chiều cao của một cây đậu trong 5 ngày. Từ biểu đồ, em hãy lập bảng thống kê về chiều cao của cây đậu qua từng ngày.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS thảo luận cặp đôi làm theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu 2 hs lên thực hiện.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm và khẳng định kết quả đúng. 
Bảng thống kê chiều cao của cây đậu
Ngày
1
2
3
4
5
Chiều cao (cm)
0,5
0,75
1
1,4
2,5
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Gv trình chiếu bài tập và yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
Cho biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây. Từ biểu đồ, em hãy cho biết số lượt khách đến Việt Nam lần lượt trong các năm 2018; 2019; 2020 và lập bảng thống kê về số lượt khách quốc tế đến Việt Nam qua từng năm.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS làm vào vở theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu 2 hs lên thực hiện hai ý.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm và khẳng định kết quả đúng. 
- Số lượt khách đến Việt Nam lần lượt trong các năm 2018; 2019; 2020 là 15,5; 18; 4 triệu người.
Bảng thống kê chiều số lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Số lượt khách (triệu người)
8
10
12,9
15,5
18
4
Hướng dẫn tự học ở nhà (1 phút)
- Đọc lại nội dung đã học: ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng.
- Xem trước mục 2.
Tiết 2: 
Hoạt động 2.2: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng (43 phút)
a) Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh làm quen với các bước vẽ một biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu từ một bảng thống kê, biểu diễn được dữ liệu từ bảng thống kê vào biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung:
- Hs đọc hiểu cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng trang 103 SGK.
- Thực hiện ví dụ 2.
- Vận dụng làm bài tập Thực hành 1 SGK/trang 104 và Vận dụng 1 trang 105.
c) Sản phẩm:
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Lời giải bài Thực hành 1 SGK/trang 104 và Vận dụng 1 trang 105.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu hs đọc hiểu nội dung (KTTT) ở phần này SGK/trang 103.
- GV yêu cầu hs thực hiện ví dụ 2 vào vở.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Hs đọc SGK và thực hiện vào vở ví dụ 2.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu 1 hs lên thực hiện ví dụ 2.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của hs và kết luận.
2. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
 (SGK)
Ví dụ 2:
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Gv yêu cầu hs làm vào vở sau đó gọi 2 hs lên thực hiện Thực hành 1 theo hướng dẫn sau :
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.
- Trục ngang: Biểu diễn giờ cất vó.
- Trục dọc: Biểu diễn số cá với khoảng cách mỗi vạch chia là 2.
Bước 2:
- Tại mỗi giờ cất vó trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc (dựa vào bảng số liệu).
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.
- Ghi tên biểu đồ: Số cá bắt được từ khi cất vó từ 7 giờ đến 12 giờ của bạn Cát.
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.
- Ghi đơn vị trên hai trục:
+ Trục ngang: Giờ.
+ Trục dọc: Số con cá.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- Làm vào vở theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu 2 hs lên thực hiện.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm và khẳng định kết quả đúng. 
Thực hành 1
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thực hiện theo nhóm đôi bài Vận dụng 1 SGK/trang 105
a) Quan sát đường gấp khúc từ trái qua phải
b) Đọc số liệu được ghi trên các điểm có đánh dấu
+ Xác định số liệu lớn hơn 100
+ Kiểm tra xem số liệu đó ứng với ngày nào.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- Hs thảo luận nhóm bài Vận dụng 1.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Hs nhóm khác dưới lớp nhận xét chéo.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và khẳng định kết quả đúng.
- Mô tả lại nội dung KTTT.
Vận dụng 1:
a) * Đoạn dốc lên: 
+ Từ thứ Hai đến thứ Ba.
+ Từ thứ Ba đến thứ Tư.
+ Từ thứ Sáu đến thứ Bảy.
+ Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật.
* Đoạn dốc xuống: 
+ Từ thứ Tư đến thứ Năm.
+ Từ thứ Năm đến thứ Sáu.
b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại nội dung đã học: ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng, cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Xem trước mục 3.
Tiết 3
Hoạt động 2.3: Đọc và phân tích dữ liệu từ biểu đồ đoạn thẳng (43 phút)
a) Mục tiêu: HS đọc và phân tích được thông tin tư biểu đồ đoạn thẳng, từ đó nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung:
- HS đọc hiểu cách cách phân tích một biểu đồ đoạn thẳng tổng quát trang 105 SGK.
- Phân tích biểu đồ ở ví dụ 2 dưới sự hướng dẫn của GV.
- Vận dụng làm bài tập Thực hành 2 SGK/trang 1046 và Vận dụng 2 trang 106.
c) Sản phẩm:
- HS nêu được cách phân tích một biểu đồ đoạn thẳng tổng quát.
- Kết quả phân tích biểu đồ ở ví dụ 2.
- Lời giải bài Thực hành 1 SGK/trang 104 và Vận dụng 1 trang 105.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu hs đọc hiểu hướng dẫn phân tích một biểu đồ đoạn thẳng tổng quát trang 105/SGK.
- GV yêu cầu hs thực hiện ví dụ 2 bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý của GV:
+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
+ Đơn vị thời gian là gì?
+ Ngày nào có lượng mưa cao nhất, thấp nhất?
+ Lượng mưa tăng, giảm trong những khoảng thời gian nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Hs đọc SGK và phân tích biểu đồ ở ví dụ 2.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ phân tích biểu đồ ở ví dụ 2.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của hs và kết luận.
3. Đọc và phân tích dữ liệu từ biểu đồ đoạn thẳng
Ví dụ 2: (SGK)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Gv yêu cầu hs thảo luận cặp đôi thực hiện Thực hành 2:
+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
+ Đơn vị thời gian là gì?
+ Tháng nào có lượng mưa cao nhất, thấp nhất?
+ Lượng mưa tăng, giảm trong những khoảng thời gian nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS thảo luận cặp đôi phân tích biểu đồ đoạn thẳng dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Một học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Hs khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm và khẳng định kết quả đúng. 
Thực hành 2
+ Biểu đồ biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm.
+ Tháng 9 có lượng mưa trung bình cao nhất (342mm).
+ Tháng 2 có lượng mưa trung bình thấp nhất (4mm).
+ Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 3 ; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 8 – 9.
+ Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2 ; 6 –7 ; 7 – 8; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thực hiện theo nhóm đôi bài Vận dụng 1 SGK/trang 106.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- Hs thảo luận nhóm bài Vận dụng 2.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Hs nhóm khác dưới lớp nhận xét chéo.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và khẳng định kết quả đúng.
- Mô tả lại các đặc điểm cần chú ý khi phân tích một biểu đồ đoạn thẳng.
Vận dụng 2:
Ta thấy từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình đều trên 100 mm.
Vậy mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng 5 và đến hết tháng 11 thì kết thúc.
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Ôn lại nội dung bài học.
- Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/trang 106, 107.
Tiết 4
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút)
a) Mục tiêu: HS vẽ và phân tích được biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung: Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 106, 107.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc đề và làm bài tập 1.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- HS làm bài tập 1 vào vở.
* Báo cáo, thảo luận : 
- Một HS đứng tại chỗ nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Hai học sinh lên bảng vẽ biểu đồ.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương HS làm đúng.
3. Luyện tập
*Bài tập 1 trang 106 SGK.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
 - GV yêu cầu HS nêu các đặc điểm cần chú ý khi phân tích một biểu đồ đoạn thẳng.
 - GV yêu cầu hs đọc đề và hoạt động cá nhân làm bài tập 2 vào vở.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS nêu các đặc điểm cần chú ý khi phân tích một biểu đồ đoạn thẳng.
- HS làm bài tập 2 vào vở.
* Báo cáo, thảo luận : 
- HS đứng tại chỗ nêu các đặc điểm cần chú ý khi phân tích một biểu đồ đoạn thẳng.
- HS lên trình bày lời giải bài tập 2.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
*Bài tập 2 trang 107 SGK.
a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về doanh thu trong 12 tháng của cửa hàng A (triệu đồng).
b) Đơn vị thời gian là tháng.
c) Tháng 12 cửa hàng có doanh thu cao nhất (85 triệu đồng).
d) Tháng 5 cửa hàng có doanh thu thấp nhất (50 triệu đồng).
e) Doanh thu của cửa hàng tăng giữa các tháng: 1 – 4; 5 – 6; 7 – 8; 10 – 12.
f) Doanh thu của cửa hàng giảm giữa các tháng: 4 – 5; 6 – 7; 8 – 10.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV trình chiếu biểu đồ đoạn thẳng ở bài tập 3 SGK trang 107 và yêu cầu HS thực hiện theo nhóm trong thời gian 5 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm.
* Báo cáo, thảo luận : 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương các nhóm tích cực, nhóm làm đúng.
*Bài tập 3 trang 107 SGK.
- Biểu đồ biểu diễn thông tin về nhiệt độ trung bình các tháng năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là .
- Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (30,5).
- Tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (26).
- Nhiệt độ trung bình tăng giữa các tháng: 1 – 4.
- Nhiệt độ giảm giữa các tháng: 4 – 12.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức về biểu đồ đoạn thẳng để giải quyết các bài toán thực tế.
b) Nội dung:
- GV trình chiếu biểu đồ đoạn thẳng và yêu cầu học sinh phân tích. 
- HS đọc mục “Sau bài học này các em làm được những gì?” và tự đánh giá mức độ hoàn thành của bản thân.
- HS đọc mục “Chuẩn bị” và “Tổ chức hoạt động” của bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm, thực hiện theo hướng dẫn để tiết sau báo cáo theo tổ trước lớp.
c) Sản phẩm:
- Kết quả phân tích biểu đồ đoạn thẳng của học sinh.
- Kết quả tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mỗi HS.
- Bảng thống kê số lượng điểm số môn Toán từ 6,5 trở lên của các bạn trong tổ theo từng tháng 9; 10; 11; 12 và biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng thống kê trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ :
- GV giao nhiệm vụ 1: 
+ HS quan sát phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên màn hình trong thời gian 5 phút.
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của hs để hiểu rõ nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ 2: 
+ GV yêu cầu HS đọc mục “Sau bài học này các em làm được những gì?” và tự đánh giá mức độ hoàn thành của bản thân.
- GV giao nhiệm vụ 3: 
+ GV yêu cầu HS đọc mục “Chuẩn bị” và “Tổ chức hoạt động” của bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm, thực hiện theo hướng dẫn để tiết sau báo cáo trước lớp.
* Thực hiện nhiệm vụ :
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
* Báo cáo kết quả:
- GV chọn một số học sinh nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình).
* Kết luận/nhận định:
- GV tổng hợp từ một số bài nộp của học sinh và nhận xét, đánh giá chung để các học sinh khác tự xem lại bài của mình.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_5_bai_3_bieu_do.docx