Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 6, Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế

docx 7 trang phuong 02/11/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 6, Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 6, Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế

Giáo án Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 6, Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế
Ngày soạn:/./ Ngày dạy: //
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: CÁC ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ TRONG THỰC TẾ ( 1 TIẾT)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Vận dụng kiến thức các đại lượng tỉ lệ để nhận biết giữa các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế.
Ôn tập và củng cố các tính chất cơ bản của các đại lượng tỉ lệ.
Năng lực Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.
Nhận biết và vận dụng được kiến thức, các công thức liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống .
Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT, có thể chuẩn bị một số tran h ảnh minh họa cho nội dung bài học.
- HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), giấy A1 kẻ sẵn bảng 1 + bảng 2 theo HD (GV đã giao từ buổi trước).
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu:
Ôn tập kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
Nội dung: HS thực hiện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ôn lại bài cũ.
Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi trắc nghiệm ôn lại kiến thức liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.
- GV chiếu Slide , tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1. Khi y = 𝑎 , với a ≠ 0 ta nói:
𝑥
y tỉ lệ với x
y tỉ lệ nghịch vói x theo hệ số tỉ lệ a.
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a
x tỉ lệ thuận với y
Câu 2. Khi có x = k.y (với k ≠ 0) ta nói
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k.
x và y không tỉ lệ thuận với nhau.
Không kết luận được gì về x và y.
Câu 3. Cho biết đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ -4. Hãy biểu diễn y theo x
A. 𝑦 =
1 𝑥	B. y = -4x	C. 𝑦 = − 1
4	4
𝑥	D. 4x
Câu 4. Một ô tô đi quãng đường 126 km với vận tốc v(km/h) và thời gian t (h). Chọn câu đúng về mối quan hệ của v và t .
v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ 1
126
v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ 126
v và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận với hệ số tỉ lệ 126
v và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận với hệ số tỉ lệ 1
126
Câu 5. Cho y thỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 4; x tỉ lệ nghịch với z theo tỉ lệ
3
với z theo tỉ lệ 6. Tìm mối quan hệ giữa y và z.
5
5
8
8
5
5
8
8
5
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch; tính chất của các đại lượng tỉ lệ thuận, tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch và tham gia trò chơi trắc nghiệm trong 4 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS giơ tay, trả lời các câu hỏi trong trò chơi trắc nghiệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành: “Bài học hôm nay chúng ta sẽ biết
cách vận dụng kiến thức các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch vào trong thực tế”
⇒ Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS tìm kiếm được các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế để ghi vào hai bảng.
Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm học tập:
Hai bảng thống kê các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế theo mẫu.
Bảng 1
Bảng 2
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp theo nhóm học tập từ 8 đến 10 học sinh (Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ bìa có ghi hai bảng thống kê theo mẫu).
GV trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ giao cho HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả HS đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
Nhóm trưởng phân công một số bạn trong nhóm tìm kiếm các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế để ghi vào hai bảng.
Nhóm trưởng và các bạn còn lại kiểm tra và ghi các thông tin kèm theo vào các cột theo yêu cầu trong bảng.
Các nhóm báo cáo trước lớp.
Giáo viên cho nhận xét và đánh giá theo ba tiêu chí: đúng, đầy đủ và phong phú.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV.
Kết quả:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học).
Làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để HS ghi nhận, thực hiện.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu:
HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học.
Nội dung: GV giới thiệu cho HS cách tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng thông qua tình huống cụ thể, HS lắng nghe, vận dụng tính toán các bài tập thực tế liên quan.
Sản phẩm: HS thực hiện hoàn thành tính đúng giá tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu cho HS cách tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng thông qua tình huống cụ thể thường gặp (khi giảm giá một mặt hàng).
GV giao thêm bài tập vận dụng để HS rèn luyện kĩ năng tính toán:
BT: Trong đợt khuyến mãi, một cửa hàng quần áo giảm giá 15% tất cả các sản phẩm.
Viết công thức tính giá mới của một mặt hàng theo giá cũ
Nếu một chiếc áo phông có giá niêm yết là 300 nghìn đồng thì giá của nó sau khi giảm là bao nhiêu ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận cặp đôi, thảo luận thực hiện hoàn thành bài tập được giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS giơ tay trình bày kết quả thảo luận .
Các HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung
Kết quả:
Giảm giá 15% nghĩa là giá mới sẽ bằng 85% giá cũ. Do đó ta có công thức :
Giá mới = 0,85. Giá cũ
Giá của chiếc áo phông sau khi giảm là :
0,85. 300 000 = 255 000 (đồng).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV tổng kết, nhận xét quá trình hoạt động và tiếp thu bài của HS; đánh giá chung quá trình thực hiện, kết quả thu được của từng nhóm. GV lưu ý HS lỗi sai mắc phải khi tính tiền giảm giá.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn và ghi nhớ lại các kiến thức đã học trong chương.
Xem trước các bài tập trong bài “Bài tập cuối chương 6”, làm trước các bài tập 1, 3, 4, 5 (SGK –tr23) và chuẩn bị sản phẩm sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương 6 ra giấy A1 theo tổ. (GV hướng dẫn cụ thể)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_6_bai_4_hoat_do.docx