Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng (Tiết 1)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT BÀI 13: CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: -Sử dụng hình vẽ hình vẽ có sẵn để chỉ, nêu tên một số bộ phận bên ngoài của động vật và chức năng của chúng. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về chức năng một số bộ phận của động vật. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, quan sát. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm yêu quý các loài động vật. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc, bảo vệ các loài động vật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức của học sinh đã chuẩn bị. - Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học. + Ví dụ: Con gì ăn no, bụng to, mắt híp, miệng kêu ụt ịt? + Con gì vốn rất hiền lành Xưa được chị Tấm dỗ dành nuôi cơm? + Con gì mắt hồng, lông trắng, tai dài, đuôi ngắn? + Con gì chân ngắn Mà lại có màng Mỏ bẹt màu vàng Hay kêu cạp cạp? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt: Như vậy, các em thấy thế giới loài động vật rất phong phú. Đặc biệt cơ thể của chúng chúng rất đa dạng. Vậy động vật chúng có bộ phận và chức năng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Mỗi HS chuẩn bị 2 câu đố về loài vật->vài HS chia sẻ câu đố đã chuẩn bị cho bạn tìm đáp án -> cả lớp nhận xét bổ sung -con lợn -cá bống -con thỏ -con vịt - HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Thông qua quan sát tranh ảnh, HS chỉ và nêu tên một số bộ phận bên ngoài của động vật. + Nêu được chức năng của bộ phận đó. -Cách tiến hành: Hoạt động nhóm -GV cho HS quan sát các hình 1-3 trang 71 SGK + Chỉ và nói trên một số bộ phận của con vật trong các hình. + Nêu chức năng của một số bộ phận của các con vật? - HS làm việc nhóm 4 ->HS quan sát các hình 1-3 trang 71 SGK và TLCH -Đại diện hóm báo cáo ->Lần lượt từng nhóm lên chỉ vào hình và chia sẻ về tên bộ phận và chức năng của chúng + HS lắng nghe và bổ sung ý Con vật Tên bộ phận Chức năng vẹt lông vũ Bảo vệ cơ thể cánh Di chuyển mỏ Để ăn,hót,tự vệ ngựa lông mao Bảo vệ cơ thể mũi Để ngửi cá chép vảy Bảo vệ cơ thê vây Di chuyển -GV có thể cho HS trả lời theo gợi ý sau, nếu HS lúng túng: + Động vật có các giác quan giúp chúng nhận biết được thế giới xung quanh đó là bộ phận nào? +Động vật có các bộ phận giúp nó di chuyển đó là gì? +Động vật bảo vệ cơ thể mình nhờ bộ phận nào? =>GV chốt, chỉnh sửa bổ sung thêm Cơ thể động vật vô cùng đa dạng. Nhiều loài động vật có những bộ phận rất đặc biệt và khả năng đặc biệt. Như mũi của chó béc-giê có khả năng ngửi mùi rất giỏi nên sử dụng truy tìm tội phạm, người gặp nạn,..Cáo châu Phi chạy nhanh như gió(như chiếc ôtô),... kiến (có thể chia sẻ theo bảng hệ thống sau) + con vẹt: đầu(mỏ, mắt), cánh, lông vũ, chân, đầu, mình,.. +con ngựa: đầu(mũi, mắt, tai,..), mình, chân, đuôi, lông mao,... +con cá chép: đầu, mình, đuôi, vây, vảy,... -mắt để nhìn; mũi để ngửi; tai để nghe; lưỡi để nhận biết vị thức ăn; da cảm nhận nóng lạnh,... - chân, cánh, vây,...di chuyển -lông vũ, lông mao, vỏ cứng, vảy,... -HS QS và lắng nghe 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV cho HS củng cố kiến thức thông qua nhiệm vụ-> GV cho HS giới thiệu các con vật nuôi ở gia đình mình(hoặc em biết) - Cùng trao đổi với các bạn về cơ quan di chuyển và lớp bao phủ của con vật đó -GV nhận xét, tuyên dương + GV yêu cầu HS về nhà dựa vào những điều đã học quan sát và nói cho chị em, ông bà hoặc bố mẹ nghe về bộ phận con vật QS và chức năng của bộ phận đó.->Tìm hiểu thêm về các bộ phận bên ngoài của động vật, so sánh tìm ra đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau. - HS cùng bạn chia sẻ về con vật nuôi ở gia đình mình. -> chỉ ra bộ phận con vật vừa nêu và chức năng của bộ phận đó. - Về nhà thực hành theo yêu cầu của GV IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... -----------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_bai_13_cac_bo_phan_cua_d.docx