Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 16: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 2)

docx 5 trang phuong 05/12/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 16: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 16: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 2)

Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 16: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 2)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Bài 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1:Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận chính nào?
+ Câu 2: Nêu cách đếm nhịp tim?
+ Câu 3: Nêu cách đếm nhịp mạch?
+ Câu 4: Khi vận động mạnh thì nhịp tim sẽ như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi:
- 1 trả lời: 
+ Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
+ Đặt tay phải lên ngực trái của mình, đếm nhịp đập của tim trong một phút. 
+ Đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay. Đếm nhịp đập của mạch trong một phút.
+ Vận động mạnh thì tim đập nhanh hơn và mạnh hơn.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ (làm việc nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chiếu sơ đồ tuần hoàn máu, yêu cầu HS quan sát.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, chỉ và nói về đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu dựa vào các ghi chú trong hình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV bổ sung thêm kiến thức về hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn đưa máu từ tim lên phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) chứa nhiều khí các-bô-níc để thải ra ngoài và nhận khí ô-xi rồi trở về tim.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
- GV mời đại diện các nhóm phát biểu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
“Cơ quan tuần hoàn có chức năng: vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim”.
- Một số học sinh trình bày.
- Cả lớp quan sát.
- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày đã thảo luận.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Các nhóm trả lời và bổ sung ý kiến theo kết quả đã thảo luận.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Một số HS đọc lại.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp thực hành vẽ sơ đồ tuần hoàn máu vào sổ tay. Sau đó yêu cầu HS mô tả sản phẩm của mình.
- GV cho HS bình chọn bạn trình bày sản phẩm hay, hấp dẫn nhất.
- GV đánh giá, nhận xét.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Cả lớp bình chọn.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_bai_16_co_quan_tuan_hoan.docx