Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu (Tiết 1)
TUẦN 31 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐÁT VÀ BẦU TRỜI Bài 21. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT CÁC ĐỚI KHÍ HẬU (Tiết 1). I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: *Về nhận thức khoa học: - Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu. - Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Quan sát sơ đồ các đới khí hậu rút ra được nhận xét về vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được một số hoạt động tiêu biểu của con người ở các đới khí hậu. Và khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Quả địa cầu (trang 112 SGK) - HS: Quả địa cầu – VBT Tự nhiên và Xã hội 3. Bút màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Trái đất này là của chúng mình” của nhạc sĩ Trương Quang Lục để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về điều gì? + Tác giả bài hát đã ví Trái Đất giống với gì? + Tác giả bài hát muốn khẳng định trái đất này là của ai? - HS - GV Nhận xét, tuyên dương. - Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi tên bài lên bảng. - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về trái đất, bạn bè năm châu, loài chim,... + Trả lời: Tác giả bài hát ví Trái Đất giống với quả bóng xanh bay giữa trời xanh. + Trả lời: Tác giả bài hát muốn khẳng định trái đất này là của chúng ta - HS lắng nghe. 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu: + Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu. + Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất + Chi được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu. + Nhận biết và chỉ được vị trí 5 đới khí hậu của Trái Đất trên quả địa cầu. * Cách tiến hành Hoạt động 1.Quan sát quả địa cầu (Lớp-nhóm4) *Bước 1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu quả địa cầu: Để nghiên cứu và hình dung được về Trái Đất, người ta làm ra mô hình Trái Đất và đặt tên là quả địa cầu, trên đó mô tả bề mặt Trái Đất. - GV đặt câu hỏi: Quả địa cầu có dạng hình gì? -GV gọi một HS trả lời, một HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy các em hãy cho biết Trái Đất có dạng hình gì? - GV chốt kiến thức: Trái Đất có dạng hình cầu. *Bước 2: Làm việc cả lớp - HS quan sát hình quả địa cầu ở trang 112 SGK để nhận biết vị trí của cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - GV gọi HS lần lượt lên bảng chỉ vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - GV nhận xét- chốt. *Bước 3: Làm việc nhóm 4. - GV yêu cầu các nhóm tìm và chỉ trên quả địa cầu vị trí - GV quan sát – hỗ trợ. - GV gọi đại diện 1số nhóm lên chỉ trên quả địa cầu (1 bạn chỉ,1 bạn đọc tên) cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - Gv nhận xét. - GV chốt Nội dung: Trái Đất có dạng hình cầu. Trên quả địa cầu có các vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - HS lắng nghe. - Cả lớp quan sát quả địa cầu. - HS trả lời câu hỏi. + Quả địa cầu có dạng hình cầu. + Trái Đất có dạng hình cầu. - HS nhắc lại. - Cả lớp quan sát quả địa cầu. + HS lần lượt lên bảng chỉ vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - HS khác nhận xét. + Mỗi nhóm HS thực hành tìm và chỉ trên quả địa cầu vị trí cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. - Các nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đới khí hậu (Lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các đới khí hậu ở trang 113 SGK. - GV gọi HS lần lượt lên bảng chỉ và nói tên vị trí các đới khí hậu trên sơ đồ. - GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi: 1. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu? Đó là những đới khí hậu nào? 2. Em có nhận xét gì về vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất? - GV mời HS lên bảng trả lời câu hỏi. - GV hỏi thêm: “Em nào có thể suy đoán được đặc điểm của ba đới khí hậu: đới nóng, đới lạnh và đới ôn hoà không?” - GV gọi HS trả lời, sau đó GV chốt. - GV mở rộng: Việt Nam nằm ở đới nóng. - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh quan sát sơ đồ các đới khí hậu - Đại diện HS lên trình bày: + Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu. + 2 đới nóng, 2 đới lạnh và 1 đới ôn hoà. + Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh. - Các HS khác nhận xét. +Đới nóng: hầu như nóng quanh năm. +Đới lạnh: rất lạnh, ở hai cực nước đóng băng quanh năm. +Đới ôn hoà: có đủ bốn mùa rõ rệt. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết được vị trí tương đối chính xác 5 đới khí hậu của Trái Đất trên quả địa cầu. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Thực hành tìm vị trí các đới khí hậu. (Nhóm 4) - Gọi Hs đọc câu hỏi thực hành. -Quan sát quả địa cầu để tìm vị trí các đới khí hậu GV lưu ý HS: 1. Các đường nét đứt trên quả địa cầu là các đường chỉ ranh giới các đới khí hậu. 2. Các đới khí hậu chạy vòng quanh quả địa cầu. 3. Có thể lấy bút dạ màu để đánh dấu vị trí các đới khí hậu tìm được. - GV quan sát – hỗ trợ các nhóm chậm. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả thực hành. (1 bạn chỉ,1 bạn đọc tên) vị trí và tên các đới khí hậu - Gv nhận xét các nhóm về thái độ và kết quả thực hành. - GV gọi HS đọc nội dung mục kiến thức cốt lõi ở trang 113 SGK. - GV nhận xét chung. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Mỗi nhóm quan sát quả địa cầu để tìm vị trí các đới khí hậu. - Đại diện nhóm lên trình bày: - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Lắng nghe. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Tạo không khí vui vẻ, sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: -GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền đúng các từ còn thiếu đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam, đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cùng điền -GV yêu cầu đại diện 1 vài nhóm HS lên trình bày. - GV chốt - Nhận xét tiết học. - HS quan sát phiếu học tập. - HS cùng thảo luận trao đổi. - Đại diện nhóm lên trình bày: - Lắng nghe, nhận xét, bổ xung. - Lắng nghe. VN: Chuẩn bị cho tiết học sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_bai_21_hinh_dang_trai_da.docx