Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 22: Bề mặt Trái Đất (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 22: Bề mặt Trái Đất (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 22: Bề mặt Trái Đất (Tiết 2)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI Bài 22: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển, đại dương. - Xác định được nơi HS đang sống thuộc dạng địa hình nào. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa”. HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa. + Bề mặt Trái Đất được chia thành mấy châu lục và mấy đại dương? + Kể tên các châu lục? + Kể tên các đại dương? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe, xung phong tham ngia trò chơi và trả lời. + Trả lời: Bề mặt Trái Đất được chia thành 6 châu lục và 4 đại dương. + Trả lời: Tên 6 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. + Trả lời: Tên 4 đại dương là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đạo Tây Dương, Ấn độ Dương. - HS lắng nghe, ghi bài vào vở. 2. Khám phá: - Mục tiêu: Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ, biển, đại dương. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Nhận dạng một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất (làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu HS quan sát thật kỹ hình ở trang 117 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Kể tên các dạng địa hình có trong hình. + Sông, suối, hồ giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Núi, đồi khác nhau ở điểm nào? + Đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau ở điểm nào? + Biển và đại dương giống và khác nhau ở điểm nào? + Kể tên một số biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng mà em biết. - GV mời một số HS trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV mời HS đọc mục”Em cần biết” - HS cả lớp quan sát hình ở trang 117 SGK và thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Một số học sinh chỉ các dạng địa hình theo yêu cầu trong hình. + Sông suối là những dòng nước chảy, hồ là những khoảng nước đọng. Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. + Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng. + Biển là một phần nhỏ của đại dương. Một đại dương có thể gồm nhiều biển. + Biển: Biển Vũng Tàu, biển Nha Trang, biển Cửa Lò, ...; Hồ: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Ba Bể, hồ Tuyền Lâm,...; Sông: sông Hương, sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Bạch Đằng,...; Núi: núi Bà Đen, núi Lang-biang, núi Yên Tử, núi Phan-xi-păng,...; Cao nguyên: cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Pleiku,...; Đồng bằng: đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,... - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 3-5 HS đọc mục “Em cần biết”. Sông suối là những dòng nước chảy, hồ là những khoảng nước đọng. Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng. 3. Luyện tập - Mục tiêu: Xác định được núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng trên hình ảnh. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Nhận dạng một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất qua tranh, ảnh (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu bảng như trong SGV. Yêu cầu HS quan sát. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 quan sát hình 1-8 ở trang 118 SGK, thảo luận chỉ ra đâu là biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và trả lời: Nơi em ở có những dạng địa hình nào? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Hình 1: Suối + Hình 2: Sông + Hình 3: Hồ + Hình 4: Biển + Hình 5: Núi + Hình 6: Đồi + Hình 7: Cao nguyên + Hình 8: Đồng bằng Lưu ý: Tùy từng địa phương để HS trả lời câu hỏi. VD: Nơi em ở có những dạng địa hình: sông, suối, núi, đồng bằng, ... - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo. - HS quan sát, suy nghĩ hoàn thiện bài. - HS làm việc nhóm 4 quan sát từ hình 1-8 trang 118 SGK, thảo luận chỉ ra đâu là biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và trả lời: Nơi em ở có những dạng địa hình nào? - Đại diện 3 nhóm trình bày. - Hs nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. 4. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Vẽ hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về các dạng địa hình (Làm việc nhóm 4) - GV nhắc HS vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh và thông tin về các dạng địa hình: sông, hồ, đồng bằng, cao nguyên, núi, đồi, biển và đại dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. - HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_bai_22_be_mat_trai_dat_t.docx