Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (Tiết 1)
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà. - Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà. - Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức có liên quan - Cách tiến hành: - GV chiếu tranh sgk + GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS quan sát tranh Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân + Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút. - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà - Cách tiến hành: Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà. (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây - Cả lớp quan sát tranh và trả lời : + Hình 1: Bén lửa từ bếp ga. + Hình 2: Bàn là chưa tắt. + Hình 3: Chập điện từ ổ cắm. + Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà + Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà - Cách tiến hành: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về: + Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà + Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà - Mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây qua video - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết: + Cháy nhà do hút thuốc. + Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương. + Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas, Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà: + Nhà cửa bị cháy hết. + Tổn thất về tài sản. + Thiệt hại về tính mạng. + Nguy hiểm đến những người xung quanh. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Điều tra, phát hiện được những thứ ( đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy nhà. + Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy - Cách tiến hành: - GV giới thiệu Phiếu thu thập thông tin - Cùng trao đổi với HS về nội dung phiếu STT Những thứ có thể gây cháy trong nhà em Một số thông tin về cách phòng cháy 1 2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin - Mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà - GV nhận xét chung, tuyên dương - HS quan sát phiếu - HS cùng trao đổi về nội dung phiếu -Hs thảo luận nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày STT Những thứ có thể gây cháy trong nhà em Một số thông tin về cách phòng cháy 1 Bàn là - Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. - Sử dụng cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo. - Không để trẻ nhỏ sử dụng bàn là. 2 Máy sấy tóc - Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. - Sử dụng xong, tắt và cất máy sấy. - Không để trẻ nhỏ sử dụng máy sấy. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_bai_3_phong_tranh_hoa_ho.docx