Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Ôn tập: Chủ đề Cộng đồng địa phương (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Ôn tập: Chủ đề Cộng đồng địa phương (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội 3 (Cánh Diều) - Ôn tập: Chủ đề Cộng đồng địa phương (Tiết 2)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin và trình bày sản phẩm. - Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Biết thực hiện việc làm vừa sức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV treo ảnh vùng núi phía Bắc + GV nêu câu hỏi: Qua bức tranh, em thấy quê hương của chúng ta như thế nào? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết thu thập, giới thiệu về một địa danh ở địa phương. + Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Giới thiệu về một địa danh (di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương - GV chia nhóm 6, yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, giới thiệu về một địa danh ở địa phương theo các gợi ý: + Tên địa danh đó là gì? + Địa danh đó ở đâu? + Ở đó có những gì? + Em ấn tượng nhất điều gì khi đến nơi đó? - Mời các nhóm trưng bày sản phẩm. - GV đưa ra các tiêu chí, yêu cầu HS bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”: * Tiêu chí đánh giá: Chọn đúng địa danh (di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục. - GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”. - GV trưng bày sản phẩm của nhóm “Ấn tượng nhất” trước lớp. -Mỗi HS giới thiệu về địa danh mình biết trong nhóm-> Nhóm trao đổi tạo ra sản phẩm của nhóm (có cả thông tin và hình ảnh) - Các nhóm trưng bày sản phẩm, mỗi nhóm cử 1HS luân phiên nhau ở lại giải thích sản phẩm nhóm mình, các bạn khác đi tham quan sản phẩm nhóm khác. -HS đọc các tiêu chí, bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”. -HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. -HS quan sát. Hoạt động 2. Xử lí tình huống - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia nhóm 4, mời các nhóm quan sát các tình huống, giao việc cho các nhóm: + Nhóm lẻ thảo luận tình huống 1. + Nhóm chẵn thảo luận tình huống 2. - GV mời các nhóm trao đổi, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn làm gì trong tình huống đó? Vì sao? - Mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm - Giáo dục HS sử dụng tiết kiệm và bảo vệ môi trường. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, quan sát tình huống và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Kun bảo vệ môi trường” - Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát, về những hành động giúp bảo vệ môi trường. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS theo dõi. - HS cùng trao đổi về nội dung bài hát, về những hành động giúp bảo vệ môi trường. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_canh_dieu_on_tap_chu_de_cong_dong.docx