Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật

docx 6 trang phuong 05/12/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật

Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 1 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:
 Sau bài học HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.
- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.
* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:
 Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi. 
2. Phẩm chất:
-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối
- Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân
3. Năng lực:
3.1: Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.
Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô
3.2: Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả. 
- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.
II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. GV: Hình ảnh trang 90, 91( SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật. Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.
2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Tiết 1
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
MỞ ĐẦU
- Kiểm tra bài cũ
+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?
- Giới thiệu bài
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật
a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật
- Tên của một số cây và các con vật.
- Các bộ phận của một số cây và các con vật
- Lợi ích của một số cây và các con vật.
- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.
- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.
b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
c. Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện
+ Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- GV chia lớp thành 4- 6 nhóm. Nhóm lẻ làm tổng kết phần Thực vật và nhóm chẵn làm tổng kết phần Động vật.
- Hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ gợi ý trang 90, 91(SGK) và hoàn thành những chỗ có dấu ?
- Khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày sơ đồ theo cách riêng của nhóm mình.
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
-Tuyên dương các nhóm có sản phẩm trình bày tốt, sáng tạo nhất.
- Kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với những HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong hoạt động nhóm.
- GV chọn kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết trước lớp.
- Nếu còn thời gan , GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ”.
 Bước 4: Củng cố
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết Thực vật và động vật vào vở theo ý của mình.
- Một số HS trả lời
- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành bài trên khổ giấy A2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
HĐ 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các con vật
a. Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật.
- Hình thành năng lực tự tìm tòi và nghiên cứu
b. Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
c. Cách tiến hành
- GV phân nhóm, yêu cầu mối HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.
- Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật ở địa phương.
- Gọi một số nhóm lên trình bày( nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp lại cho GV vào buổi sau.
- Chia nhóm và làm việc theo yêu cầu.
- Một số nhóm lên trình bày nếu còn thời gian.
HĐ 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3( VBT)
- Yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT.
Tiết 2:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 4: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
*Mục tiêu: 
- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ cây
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây
* Cách tiến hành: 
- Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá
Phiếu 1: 
STT
Những việc em đã làm
Em tự đánh giá
1
Em cùng bố mẹ trồng cây ở nhà
2
Hằng ngày em chăm sóc và tưới cây
3
Em cùng bố mẹ xới đất, nhổ cỏ cho cây.
4
Cắt tỉa cây trong chậu vườn
5
Em không ngắt hoa bẻ cành nơi công cộng
6
Em không giẫm lên cỏ, cây xanh nơi công cộng.
-Gv phát cho mỗi em một phiếu để tự đánh giá.
-Hs viết hoặc vẽ những việc đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh của mình bằng cách:
+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt
+ Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.
+ Vẽ mặt mếu nếu em tự đánh giá mình chưa làm tốt.
Hoạt động 5: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?
*Mục tiêu: 
- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ một số con vật.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật
*Cách tiến hành:
Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá:
STT
Những việc em đã làm
 Em tự đánh giá
1
Em không đánh đập vật nuôi
2
Hằng ngày em cho vật nuôi của em ăn và chăm sóc chúng
3
Em cùng bố mẹ cho vật nuôi đi tiêm phòng.
4
Em cùng bố mẹ che ấm cho vật nuôi vào mùa đông và tắm mát cho chúng vào mù
 hè.
5
Em cùng gia đình và khuyên mọi người thả động vật hoang dã về nơi sống của chúng, không ăn thịt chúng.
Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá 
Hs viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để chăm sóc và bảo vệ các con vật bằng cách.
+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt
+ Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.
+ Vẽ mặt mếu nếu em tự đánh giá mình chưa làm tốt.
Hoạt động 6: Tự đánh giá: Em đã làm gì để giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
*Mục tiêu:
- Bước đầu biết tự đánh giá việc giữu gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật
- Có ý thức tự bảo vệ bản thân và người xung quanh.
*Cách tiến hành
- Mỗi Hs được phát 1 phiếu đánh gía.
Phiếu 3: Tự đánh giá việc em đã làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây và các con vật.
STT
Những việc em đã làm
Em tự đánh giá
1
Em không đánh đập kéo đuôi vật nuôi
2
Em không đùa nghịch trước các con vật to lớn như Trâu , Bò,.
3
Em không chọc tổ ong, k
ến.
4
Em không ngắt hoa bẻ cành cây.
5
Em không tự ăn lá, quả chín mọc bên đường hay trong rừng.
GV phát mỗi Hs được phát 1 phiếu đánh gía.
HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để thực hiện việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật bằng cách:
+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt
+ Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.
+ Vẽ mặt mếu nếu em tự đánh giá mình chưa làm tốt.
Nhận xét- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_on_tap_va_danh_gia_c.docx