Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 21: MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. Luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 3. Phẩm chất Có ý thức thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án. Các hình trong SGK. Một số tranh ảnh, video clip về tác hại thiên tai gây ra và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các bộ thẻ chữ/thẻ hình để hoạt động nhóm. b. Đối với học sinh SGK. Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình SGK trang 120 và trả lời câu hỏi: Những người trong hình đang làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta biết ngoài bão thì còn có những thiên tai khác như hạn hán, lũ lụt,...và các thiên tai có thể gây ra rác hại. Vậy làm thế nào để giảm nhẹ những tác hại mà thiên nhiên gây ra. Trong bài học ngày hôm nay - Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và trả lời những cây hỏi này. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát những việc làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: - Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, mô tả, nhận xét được về cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 121 SGK và trả lời câu hỏi: + Trong các hình đó, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão? + Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV lưu ý cho HS: Việc theo dõi dự báo thời tiêt được thực hiện cả trước, trong và sau bão. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về các việc cần làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Liên hệ thực tế về các biện pháp ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do bão gây ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi: + Em còn biết việc cần làm nào khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra? + Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Chơ trò chơi “ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai” a. Mục tiêu: Nhận biết một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do lụt, hạn hán, giông sét gây ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV lưu ý HS: một loại thẻ (các thẻ có cùng nội dung) có thể xếp vào các vị trí ứng với các loại thiên tai khác nhau nếu thấy phù hợp. - GV yêu cầu HS: làm việc theo nhóm, quan sát và sắp xếp các thẻ chữ vào bảng cho phù hợp với từng loại thiên tai. - Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm lên trên bảng hoặc nộp kết quả thực hiện. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu cả lớp cùng nhận xét kết quả của các nhóm. Nhóm nào đúng và nhanh hơn là thắng cuộc. - GV mở rộng thêm về một số cách khác ứng phó với lũ lụt, hạn hán, giông sét: Trong cơn giông, nếu đang ở ngoài trời và không tìm được chỗ trú ẩn an toàn, để tránh bị sét đánh, cần nhớ: Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây, tránh xa cac khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, cày, cuôc, máy móc, hàng rào sắt,... Nên tìm chỗ khô ráo; Người ở vị trí càng thấp càng tốt, cúi người, ngồi xuống, lấy tay che tai, ngồi sao cho phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít, không được năm xuống đất hoặc đặt hai tay lên đất. - HS trả lời: Những người công nhân đang cắt cành cây. Cắt cành cây để phòng chống bão, để cây khỏi bị gãy đổ, gây tại nạn khi có bão. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Việc làm trước bão: hình 1, 2, 6: Theo dõi tình hình và chuẩn bị lương thực, cách phòng tránh tốt nhất để ứng phó với thiên tai + Việc làm trong bão: hình 1,4, 5: Tiếp tục theo dõi tình hình thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng và ở tại nơi an toàn, không ra ngoài + Việc làm sau bão: hình 3: Lau dọn, đảm bảo vệ sinh, an toàn sau khi thiên tại đi qua. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Việc cần làm khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra: chuẩn bị lương thực, nhà cửa che chắn chắc chắn, cây cối lớn nên cắt tỉa trước... + Nếu địa phương em có bão em cần để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình: chuẩn bị thức ăn để dự trữ những ngày bão, ở yên trong nhà, che chắn nhà cửa chắc chắn... - HS lấy thẻ. - HS làm việc theo nhóm. - HS trình bày: Thiên tai Cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro Lũ lụt 3, 5, 6. 7 Hạn hán 6, 7 Giông sét 1, 2, 4 TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Liên hệ thực tế về các việc làm của em để phòng tránh rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Liên hệ được với thực tế bản thân và gia đình về các biện pháp ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 123 SGK: Những hiện tượng thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em? Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh rủi ro thiên tai đó? - HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 5: Thực hành xử lí một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi ở trường a. Mục tiêu: - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. - Bình tĩnh, có ý thức thực hiện theo các hướng dẫn an toàn và các quy định chung. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS luyện tập một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai: 1. Luyện tập ứng phó trong tình huống gió mạnh (lúc giông bão) khi ở ngoài trời - GV nêu tình huống: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ làm gì? - GV hướng dẫn HS xác định một số địa điểm thực tế gần sân trường: cây to, nhà để xe mái tôn hoặc không chắc chắn, các dãy nhà có phòng học kiên cố (có dãy nhà gần nơi em đang đứng, có dãy nhà xa nơi em đứng). - GV cho HS luyện tập xử lí tình huống: GV cho một số HS cầm biển (ghi vào tờ A4) một số địa điểm nói trên, một HS đóng vai xử lí tình huống đứng ở một vị trí nào đó ở sân trường. Khi GV hô “gió mạnh”, HS này sẽ di chuyển nhanh nhất đến dãy nhà kiên cố (tránh trú dưới cây, dưới nhà không chắc chắn; tránh di chuyển gần nơi có thể bị cành cây, mái tôn gãy đổ rơi vào). 2. Luyện tập ứng phó trong tình huống mưa to, sấm chớp khi đang ở trong lớp - GV nêu tình huống: Khi các em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Các em cần làm gì trong tình huống này? - GV mời đại diện một số HS nêu các ý kiến khác nhau. - GV hướng dẫn HS quan sát cụ thể thực tế phòng học, HS nhận ra có những rủi ro có thể xảy ra khi mưa to, gió mạnh, sấm sét: cửa va đập vào người; cửa kính bị vỡ; mưa hắt vào ướt người, sách vở; đứng gần ổ điện có thể nguy hiểm,... Từ đó xác định các việc cần làm (đóng chặt các cửa; tránh xa, không đứng gần các cửa, ổ, đường dây điện,...). Hoạt động 6: Thực hành xử lí được một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương a. Mục tiêu: , - Vận dụng kiến thức đã học về cách úng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để xử lí tình huống. - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ thiên tai thường xảy ra ở địa phương. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS đọc hai tình huống trong SGK trang 124 và trả lời câu hỏi: Nếu là các bạn trong những tình huống dưới đây, em sẽ làm gì? Vì sao? Hãy cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống. - GV và HS đưa ra các tình huống khác thường xảy ra ở địa phương. HS trao đổi trong nhóm về cách xử lí tình huống và cách thể hiện khi đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp về việc xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét việc thực hiện của các nhóm. Hoạt động 7: Thực hành viết hoặc vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Thực hành vận dụng được kiến thức phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để viết, vẽ tranh và giới thiệu cho người khác. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: + Lựa chọn chủ đề để viết, vẽ. + Giới thiệu với các bạn trong nhóm về bài viết, bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em lựa chọn vấn đề này. - GV mời đại diện HS trình bày bài viết, vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - GV cho HS tự đọc phần kiến thức chủ chốt trong SGK trang 163. - GV nhấn mạnh: Khi có thiên tai, đặc biệt cần nhất là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. - HS trả lời. - HS lắng nghe, thực hành. - HS trả lời: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ đóng cửa sổ,... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện tập xử lí tình huống. - HS trả lời: Khi em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Em cần đứng xa ổ điện, đóng cửa sổ,... - HS lắng nghe, quan sát. - HS trả lời: + TH1: Em sẽ khuyên các bạn không nên lội qua mà hãy đợi có người lớn đến gần đó để kêu họ giúp, hoặc có thể quay lại trường ngồi đợi để bố mẹ tới đón. Vì lúc này dòng suối rất nhiều nước và siết nên chúng ta lội qua rất nguy hiểm. + TH2: Em sẽ khuyên các bạn không nên chui vào cây trú mưa vì nếu có sấm sét sẽ rất nguy hiểm. - HS đưa ra thêm tình huống, xử lí tình huống và đóng vai. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_canh_dieu_bai_21_mot_so_cach_u.docx