Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học

docx 8 trang phuong 05/12/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học

Giáo án Tự Nhiên Xã Hội Lớp 2 (Cánh Diều) - Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học
Ngày soạn://
Ngày dạy://
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: Một số sự kiện được tổ chức ở trường; giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống. 
3. Phẩm chất
Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia hoạt động ở trường. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Các hình trong SGK.
Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. 
Bộ phiếu ghi tên các sự kiện ở trường. 
Bảng nhóm, bút dạ. 
b. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
	TIẾT 1	
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 1)
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thi “Hái hoa dân chủ”
a. Mục tiêu: 
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về một số sự kiện được tổ chức ở trường.
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu mỗi nhóm lên rút một phiếu, bên trong có ghi một sự kiện được tổ chức ở trường.
Bước 2: Làm việc nhóm 
- GV hướng dẫn nhóm trưởng phân công các bạn, mỗi bạn nói về một nội dung như gợi ý trong SGK trang 39: tên sự kiện, các hoạt động, sự tham gia của học sinh, ý nghĩa, cảm nhận khi tham gia sự kiện đó. 
Bước 3: Làm việc cả lớp	
- GV mời các nhóm lần lượt lên trình bày về sự kiện nhóm mình đã rút ra được. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 
Hoạt động 2: Trình bày về việc giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường
a. Mục tiêu: 
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về việc giữ gìn vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.
- Chia sẻ về những việc em đã làm để giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm HS:
+ Nhóm chẵn: Thảo luận chọn một hoạt động ở trường, nêu các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh trường học khi các em tham gia hoạt động đó.
+ Nhóm lẻ: Thảo luận chọn một hoạt động ở trường, đưa ra một tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi các em tham gia hoạt động đó và nêu cách phòng tránh. 
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện các nhóm chẵn, nhóm lẻ lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, góp ý nội dung và kĩ năng trình bày của các nhóm. 
- HS rút phiếu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trả lời: 
- Ngày hội đọc sách:
+ Các hoạt động: đọc giới thiệu khai mạc ngày hội đọc sách, văn nghệ, đọc sách, tặng sách, nêu ý nghĩa ngày hội đọc sách.
+ Ý nghĩa: giúp các bạn trau dồi thêm kiến thức, hiểu được nhiều hơn về lợi ích của việc đọc sách.
+ Sự tham gia của học sinh: đông đảo, nhiệt tình và ý thức cao.
+ Cảm nhận: ngày hội đọc sách vô cùng có ý nghĩa, nó giúp chúng ta hình thành thêm tư duy sáng tạo, học hỏi được nhiều điều thú vị.
- Ngày Nhà giá Việt Nam:
+ Các hoạt động: đọc giới thiệu khai mạc buổi lễ, văn nghệ, tri ân thầy cô.
+ Ý nghĩa: giúp các em học sinh hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa ngày nhà giáo, từ đó cố gắng nhiều hơn trong học tập.
+ Sự tham gia của học sinh: đông đảo và ý thức cao.
+ Cảm nhận: đó là 1 buổi lễ vô cùng có ý nghĩa, giúp học sinh chúng ta nâng cao ý thức trong học tập, cũng như biết ơn thầy cô nhiều hơn, từ đó có sự nỗ lực trong học tập, nâng cao ý thức của bản thân.
- HS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu. 
- HS trình bày: 
- Giữ vệ sinh
+ Những việc không nên làm: Không vứt rác bừa bãi, không viết lên bàn ghế,...
+ Những việc nên làm: vứt rác đúng nơi quy định; thường xuyên lau dọn lớp học, dọn vệ sinh sân trường cũng như lớp học....
- Giữ an toàn
+ Tình huống, nguy hiểm, rủi ro: rượt đuổi nhau, chơi trò kéo co,...
+ Cách phòng tránh: Kiểm tra sân chơi, thực hiện đúng luật chơi, kiểm tra độ bền chắc của dây. 
TIẾT 2
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 2)
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Thi “Hùng biện”
a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng trình bày, phân tích vấn đề. 
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng phân tích lợi ích của việc đã làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường và tập trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời mỗi nhóm cử một đại diện vào “Ban giám khảo”. Với sự giúp đỡ của GV, “Ban giám khảo” sẽ đưa ra tiêu chị chấm điểm cho cuộc thi “Hùng biện”. 
- Trưởng ban “Ban giám khảo” sẽ phổ biến tiêu chí và tổ chức mời các nhóm lên trình bày: sự rõ ràng của lời nói, bày tỏ cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. 
- Kết thúc cuộc thi, “Ban giám khảo” sẽ tuyên dương nhóm đạt giải. 
Hoạt động 4: Đóng vai
a. Mục tiêu: Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Từng cá nhân đọc câu hỏi 1, 2 SGK trang 40:
+ Bạn nào trong hình dưới đây có thể bị nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan?
+ Em sẽ khuyên bạn đó điều gì để bạn không gặp nguy hiểm?
Bước 2: Làm việc nhóm
- GV hướng dẫn HS:
+ Chỉ ra bạn có thể gặp nguy hiểm và đưa ra lời khuyên với bạn.
+ Phân vai và tập đóng vai trong nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời các nhóm lên bảng đóng vai. 
- HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời khuyên của từng nhóm 
- HS trình bày: Thực hiện vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học không chỉ là việc riêng của đội lao công. Bằng cách giữ gìn vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học, bạn sẽ tự hào về hình ảnh của trường và sẽ có được trải nghiệm quý giá khi quan tâm đến môi trường sống. Chúng tôi đã nhắc nhở nhau cùng giữ vệ sinh, làm sạch giày dép mỗi khi vào lớp sau giờ thể dục, vứt rác vào sọt rác mỗi khi các bạn tổ chức sinh nhật ở lớp, sắp xếp gọn gàng sách đã mượn ở thư viện,...Dù làm những việc nhỏ mỗi ngày hay tham gia chiến dịch vệ sinh của trường, bạn sẽ góp phần giữ trường lớp luôn sạch đẹp! 
- HS đọc câu hỏi. 
- HS trả lời: 
- Bạn nam đưa chân xuống cầu có thể gặp nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan.
- Em sẽ khuyên bạn đó không nên đưa chân xuống cầu như vậy, vì rất dễ trượt chân hoặc sẩy tay sẽ rơi xuống hồ nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_canh_dieu_on_tap_va_danh_gia_c.docx