Giáo án Vật Lí 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 1, Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Vật Lí 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 1, Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 1, Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 2. ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN THEO THỜI GIAN. ĐỘ DỊCH CHUYỂN TỔNG HỢP VÀ VẬN TỐC TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị độ dịch chuyển-thời gian trong chuyển động thẳng. - Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển-thời gian. - Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. + Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: + Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. Trình bày, giải thích được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt + Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận 3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án. - Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa - Đọc trước nội dung bài 2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian, độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV chiếu hình 2.1. Đường đi của tàu thám hiểm trên bề mặt hỏa tinh, đặt câu hỏi tình huống, HS trả lời c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời cho câu hỏi tình huống d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình 2.1 cho HS quan sát và đặt vấn đề: Từ địa điểm xuất phát, một vật di chuyển qua một loạt các địa điểm trung gian để đến đại điểm cuối cùng, ví dụ như tàu thám hiểm ở hình 2.1. - GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để xác định được quãng đường, độ dịch chuyển hay vận tốc của vật? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm, suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp: Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới : Bài 2. Đồ thị dịch chuyển theo thời gian, độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng a. Mục tiêu: HS vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và mô tả được chuyển động qua đồ thị dịch chuyển – thời gian b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Kết quả vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và mô tả chuyển động của HS, nội dung HS thảo luận d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Chúng ta có thể biểu diễn sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng bằng cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Dựa vào đồ thị này, có thể tính được tốc độ của vật. - GV cung cấp bảng số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một chuyển động thẳng. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu mô tả chuyển động của vật đó (HS có thể mô tả được hoặc không). 🡪 Bảng số liệu này cho ta biết, vật đang chuyển động với độ dịch chuyển tăng đều sau mỗi giây. Tức là vật đang chuyển động với tốc độ không đổi, có giá trị là 10m/s - GV gợi ý HS vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian theo bảng số liệu được cung cấp để có hình ảnh trực quan hơn về chuyển động của vật. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát bảng số liệu, vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu ý nghĩa đồ thị độ dịch chuyển – thời gian Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS mô tả chuyển động của vật từ đồ thị vừa vẽ được (có thể mô tả bằng hành động của mình: tiến, lùi, đứng lại) - GV gọi một vài HS dùng hành động để mô tả chuyển động của vật trong các đồ thị sau: - GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh về đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng ở trên, thảo luận nêu ý nghĩ vật lý của đồ thị này. 🡪 Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của độ dịch chuyển d theo thời gian t. Độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian càng lớn, vật chuyển động càng nhanh (tốc độ càng lớn) và ngược lại. - GV hướng dẫn HS thảo luận, phân tích đồ thị hình 2.2 và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy cho biết hình dạng của đồ thị trong hình 2.2? 🡪 Đồ thị này là đường thẳng qua gốc tọa độ + Hãy tính vận tốc của vật tại các thời điểm. 🡪 Vật chuyển động với vận tốc không đổi có giá trị là 10m/s - GV hướng dẫn HS tính độ dốc của đường thẳng trong đồ thị (cách gọi khác của hệ số góc) độdốc=LMOM=404=10 - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Giá trị của vận tốc bằng độ dốc của đồ thị dịch chuyển theo thời gian. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1 trong SGK: Nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát đồ thị, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. I. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng 1. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian C1. Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi: Đường thẳng với độ dốc xác định. Hoạt động 2. Xác định tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian a. Mục tiêu: HS xác định được tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu về cách xác định tốc độ từ đồ thị dộ dịch chuyển – thời gian, suy nghĩ trả lời các câu hỏi tong SGK . c. Sản phẩm học tập: Kết quả xác định tốc độ, nội dung HS thảo luận d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bảng số liệu 2.2 về độ dịch chuyển của một người chạy bộ trên đường thẳng tại các thời điểm khác nhau, và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người đó - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách xác định tốc độ chuyển động của người đó từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - GV chiếu hình 2.4 và hướng dẫn HS cách tìm tốc độ chuyển động của người đó trong 3s đầu tiên. - GV hướng dẫn HS nhận xét về liên hệ giữa độ dốc của đồ thị với tốc độ của chuyển động 🡪 độ dốc càng lớn, tốc độ càng lớn; độ dốc âm, vật đang di chuyển ngược lại. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 2: Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng trên hình 2.3, hãy cho biết hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây: 1. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. 2. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. 3. Độ dốc bằng không, vật đứng yên. 4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn vấn đề HS còn chưa nắm được. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. 2. Xác định tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Để xác định tốc độ trong 3 giây đầu tiên, ta cần tính độ dốc của đồ thị + Vẽ một tam giác vuông như hình 2.4 (với ∆d là độ dịch chuyển; ∆t là khoảng thời gian. + Tốc độ của chuyển động: v=∆d∆t v=25m-10m3s-0s=15m3s=5m/s C2. 1 – d ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – c * Kết luận - Trong chuyển động thẳng, vận tốc có giá trị bằng độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển theo thời gian - Dựa vào độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian, ta có thể biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. Độ dốc càng lớn, vật chuyển động càng nhanh (tốc độ càng lớn). Nếu độ dốc của đồ thị là âm, vật đang chuyển động theo chiều ngược lại. II. Độ dịch chuyển tổng hợp Hoạt động 3. Xác định độ dịch chuyển tổng hợp a. Mục tiêu: HS xác định được độ dịch chuyển tổng hợp theo cách trực tiếp và cách vẽ tam giác vectơ b. Nội dung: GV giảng và phân tích ví dụ, cho HS cùng thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Kết quả xác định độ dịch chuyển tổng hợp, nội dung HS thảo luận d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình 2.5 trong SGK, yêu cầu HS tính độ dịch chuyển theo đường gấp khúc ABCDE giữa 2 điểm A, E trên bản đề có tỉ lệ xích - GV giới thiệu khái niệm về độ dịch chuyển tổng hợp: Độ dịch chuyển tổng hợp chính là độ dịch chuyển từ vị trí đầu đến vị trí cuối. - GV hướng dẫn HS xác định độ dịch chuyển tổng hợp AE bằng cách đo trực tiếp như trong SGK. - GV chú ý với HS: Vì độ dịch chuyển là đại lượng vectơ nên để tìm độ dịch chuyển tổng hợp ta phải dùng cách cộng vectơ. - GV giới thiệu ví dụ (SGK – tr24) cho HS về cách xác định độ dịch chuyển bằng cách vẽ tam giác vectơ: Một ô tô đi 17km theo hướng đông và sau đó đi 10km hướng bắc. Quãng đường ô tô đi được là 27km. Tìm độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô. - GV hướng dẫn HS dùng bản đồ trả lời câu hỏi 3: Tính độ dịch chuyển và quãng đường từ nhà bạn đến trường bằng bản đồ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ giáo viên, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV giảng giải, đặt câu hỏi, cùng HS giải quyết vấn đề. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời, trình bày câu trả lời trước lớp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. II. Độ dịch chuyển tổng hợp - Độ dịch chuyển tổng hợp bằng tổng các độ dịch chuyển mà vật trải qua trong cả quá trình chuyển động - Ví dụ (SGK – 24) C3. + Giả sử trên bản đồ lấy điểm A là nhà, điểm E là trường học. Sử dụng một sợi chỉ kéo dài từ vị trí điểm A đến điểm E, sau đó dùng thước đo lại chiều dài của sợi chỉ rồi so với tỉ lệ của bản đồ. + Sau khi thực hiện đo và dùng tỉ lệ tương ứng trên bản đồ, ta có khoảng cách từ nhà đến trường khoảng 9 km. III. Vận tốc tổng hợp Hoạt động 4. Nhận biết về vận tốc tổng hợp a. Mục tiêu: - HS phân tích ví dụ để thấy rằng muốn xác định được độ dịch chuyển tổng hợp thì cần xác định độ dịch chuyển của mỗi chuyển động thành phần. - HS chỉ ra được mối liên hệ giữa độ dịch chuyển và vận tốc b. Nội dung: HS phân tích ví dụ, thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS và nội dung HS thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu ví dụ trang 25 SGK: Một chiếc thuyền máy qua sông với tốc độ có độ lớn và hướng vuông góc với dòng sông, khi nước không chảy, thuyền sẽ đến bờ đối diện ở vị trí A. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin trong SGK, phân tích ví dụ 🡪 Vận tốc tổng hợp của thuyền bằng phép cộng vectơ giữa vận tốc do động cơ của thuyền và vận tốc dòng nước 🡪 Muốn xác định được độ dịch chuyển tổng hợp thì cần phải xác định độ dịch chuyển của mỗi chuyển động thành phần. - GV hướng dẫn HS chỉ ra mối liên hệ giữa độ dịch chuyển và vận tốc Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm hiểu và suy nghĩ trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung, đóng góp ý kiến cho bạn (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. III. Vận tốc tổng hợp * Nhận biết về vận tốc tổng hợp - Vận tốc là một đại lượng vectơ, do đó hai vận tốc có thể được kết hợp bằng phép cộng vectơ giống như đối với hai hoặc nhiều độ dịch chuyển. - Nếu một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có một vận tốc thì vận tốc tổng hợp bằng tổng các vận tốc thành phần. Hoạt động 5. Xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp a. Mục tiêu: HS vận dụng cách xác định độ dịch chuyển tổng hợp để xác định vận tốc tổng hợp b. Nội dung: GV tổ chức cho HS vận dụng xác định tốc độ tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp c. Sản phẩm học tập: Kết quả xác định vận tốc và nội dung HS thảo luận d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng cách xác định độ dịch chuyển tổng hợp để xác định vận tốc tổng hợp cho các trường hợp: + Một chiếc thuyền qua sông + Con vịt bơi qua mương nước - GV giới thiệu ví dụ trang 26 SGK, hướng dẫn HS vận dụng xác định độ lớn và hướng vận tốc tổng hợp của chuyển động tương tự như với cách tìm độ dịch chuyển tổng hợp. - GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học trả lời câu hỏi phần mở đầu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm hiểu và suy nghĩ trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung, đóng góp ý kiến cho bạn (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. * Xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp Ví dụ (SGK – tr26) - Vẽ tam giác vectơ + Đặt điểm bắt đầu của vectơ thứ hai ở điểm kết thúc của vectơ đầu tiên. + Nối điểm đầu và điểm cuối để thành tam giác vectơ. - Tính độ lớn của vectơ tổng hợp Ta có: v=1,72+12=1,97≈2m/s - Tính góc θ giữa vectơ tổng hợp và vectơ thứ nhất Do cạnh huyền gấp đôi cạnh góc vuông nên góc θ là 300 Vì vậy, vận tốc tổng hợp của vận động viên là 2m/s và có hướng lệch so với hướng bắc 300 về phía đông. * Câu hỏi mở đầu Muốn xác định được quãng đường, độ dịch chuyển hay vận tốc của vật, ta có thể vẽ đồ thị biểu diễn độ dịch chuyển theo thời gian của vật. Sau đó từ đồ thị và kết hợp các công thức để tính đại lượng cần tìm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi luyện tập 1, 2 trong SGK, HS suy nghĩ, trả lời c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện bài luyện tập d. Tổ chức thực hiện : Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu câu hỏi: Câu 1: Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng 2.3 Độ dịch chuyển (m) 0 85 170 255 340 Thời gian (s) 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và sử dụng đồ thị này để tìm tốc độ của xe. Câu 2: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1 = 17 m/s. a) Vẽ sơ đồ các vectơ thể hiện các vận tốc. b) Sử dụng sơ đồ để tìm v2. c) Sử dụng sơ đồ để tìm góc giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời trước lớp: C1. Do xe chuyển động thẳng và đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Độ dốc của đường thẳng này cho biết tốc độ của xe: tốcđộ=độdốc=ABOB=3404=85m/s C2. a) Từ giả thiết bài toán vẽ được sơ đồ các vectơ thể hiện các vận tốc. Trong đó + Vectơ v1 là thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng hướng xuống. + Vectơ v2 là thành phần vận tốc theo phương nằm ngang. + Vectơ v là vận tốc khi hòn đá chạm mặt biển. b) Từ sơ đồ, kết hợp kiến thức toán học trong tam giác vuông: v2=v2-v12=242-172≈16,9m/s c) Gọi góc hợp bởi giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước là α Khi đó: cosα=v1v=1724=>α≈44,9° - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS về nhà suy nghĩ hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu nội dung câu hỏi vận dụng trong SGK – 26 Vận dụng: Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B. Gió thổi với vận tốc không đổi 27 km/h theo hướng bắc. Hướng AB lệch với hướng bắc 60o về phía đông (hình 2.8). 1. Để bay theo đúng hướng từ A đến B, với vận tốc tổng hợp là 54 km/h, người lái phải hướng thiết bị theo hướng nào. 2. Bay được 6 km, thiết bị quay đầu bay về A với vận tốc tổng hợp có độ lớn là 45 km/h đúng hướng B đến A. Tìm tốc độ trung bình của thiết bị trên cả quãng đường bay. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi 1. Gọi v1là vận tốc của gió, có phương thẳng đứng, hướng về phía bắc và có độ lớn bằng 27 km/h. Gọi v là vận tốc tổng hợp của thiết bị theo hướng A đến B và có độ lớn bằng 54 km/h. Gọi v2 là vận tốc cần thiết của thiết bị để khi người điều khiển thiết bị đó có thể bay đúng hướng A đến B. Ta sử dụng quy tắc tam giác, biểu diễn các vectơ vận tốc bằng hình vẽ sau: Từ hình vẽ ta thấy để bay theo đúng hướng từ A đến B, với vận tốc tổng hợp là 54 km/h, người lái phải hướng thiết bị theo hướng đông. 2. Quãng đường thiết bị bay từ A là 6 km, tốc độ bay tổng hợp là 54 km/h nên tốc độ bay của thiết bị là: v2=v2-v12=542-272=273(km/h) Thời gian thiết bị bay từ A là: t1=s1v2=6273≈0,128 (h) Quãng đường thiết bị bay về A là 6 km, tốc độ bay tổng hợp là 45 km/h nên tốc độ bay của thiết bị là: v'2=v'2-v12=452-272=36 (km/h) Thời gian thiết bị bay về A là: t2=s2v2'=636≈0,167(h) Tốc độ trung bình của thiết bị trên cả quãng đường bay: vtb=st=s1+s2t1+t2=6+60,128+0,167≈40,68(km/h) Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. - Hoàn thành câu hỏi phần tìm hiểu thêm trong SGK – tr26 - Tìm hiểu nội dung bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_10_canh_dieu_chu_de_1_bai_2_do_thi_do_dich_ch.docx