Giáo án Vật Lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Chuyển động tổng hợp

docx 18 trang phuong 05/12/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Chuyển động tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Chuyển động tổng hợp

Giáo án Vật Lí 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Chuyển động tổng hợp
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 5. CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Viết được công thức tính vận tốc tổng hợp: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo. 
Biết xác định độ dịch chuyển tổng hợp.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về vận tốc, tốc độ để giải quyết vấn đề.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí: 
Năng lực nhận thức vật lí: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. 
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng công thức tính vận tốc, tốc độ.
3. Phẩm chất: 
+ Trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
+ Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
Sách giáo khoa
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, kích thích sự tò mò cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: 
+ GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc. 
+ GV yêu cầu HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học 
+ GV đặt vấn đề gợi ý để bắt đầu bài mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc.
- GV chia lớp thành những nhóm 4 -5 HS, mỗi nhóm GV sẽ phát cho một cái bảng phụ để ghi câu trả lời.
- GV yêu cầu HS viết những kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc vào bảng phụ trong thời gian 5 phút
- HS thảo luận nhóm, sau 5 phút treo bảng có câu trả lời lên. 
Nhiệm vụ 2: Thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học
CH: Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hỏa. Khi tàu chạy, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thấy bạn B đứng yên trên tàu. (Hình 5.1). Tại sao? 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện trao đổi nhóm, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
NV1: 
+ Tốc độ trung bình: vtb=s∆t với ∆t=t2-t1 là độ biến thiên thời gian
+ Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ, diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm. 
+ Độ dịch chuyển chính là độ biến thiên tọa độ của vật: d = x2-x1 = ∆x
+ Vận tốc trung bình: vtb=d∆t = ∆x∆t
+ Độ lớn vận tốc tức thời chính bằng tốc độ tức thời.
NV2: Bạn C thấy bạn B đang chuyển động trong khi đó bạn A lại thấy bạn B đứng yên, sở dĩ như vậy là do phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.Cụ thể là:
+ Bạn C chọn sân ga làm mốc, khi tàu chạy thì tàu sẽ dần đi xa sân ga nên sẽ thấy bạn B ngồi trên tàu cũng chuyển động ra xa. 
+ Bạn A lại chọn toa tàu làm mốc nên khi tàu chạy, thì bạn A và B cùng chuyển động theo tàu nên A sẽ không thấy B đứng yên. 
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
Từ câu hỏi mở đầu bài học, ta có thể thấy một vật có thể xem là đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc chọn hệ quy chiếu, ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn tính chất chuyển động của một vật thông qua bài học này. Chúng ta đi vào bài học Bài 5. Chuyển động tổng hợp. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. 
a. Mục tiêu: 
+ Giúp HS hiểu được tính tương đối của chuyển động; khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo
+ HS xác định được công thức tính vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được tính tương đối của chuyển động trong một số trường hợp đơn giản. Viết được công thức xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 5.2 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi
Thảo luận 1: Quan sát hình 5.2.
Mô tả chuyển động của:
a. Bé trai ở hình a đối với mẹ trên thanh cuộn và đối với bố cùng em gái đứng trên mặt đất. 
b. Thuyền giấy hình b đối với nước và đối với người quan sát đứng yên trên mặt đất. 
- Từ câu hỏi mở đầu bài học và Thảo luận 1 ở trên, kết hợp với việc đọc thông tin SGK, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tính tương đối của chuyển động. 
- GV đưa ra xác nhận về hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động:
+ Sân ga trong hình 5.1 hay người quan sát đứng trên mặt đất trong hình 5.2 được gọi là hệ quy chiếu đứng yên.
+ Tàu hỏa chuyển động so với sân ga ở hình 5.1 và bậc thang cuốn đang hoạt động so với mặt đất và dòng nước đang trôi so với người đứng yên ở hình 5.2 được gọi là hệ quy chiếu chuyển động. 
=> Vậy, em hãy cho biết hệ quy chiếu đứng yên là gì, hệ quy chiếu chuyển động là gì? 
- Sau đó, GV nhấn mạnh vào mối liên hệ của người quan sát vào các hệ quy chiếu. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình bày ví dụ trong hình 5.3 để đưa ra công thức cho độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp.
 Bạn B đi từ cuối lên đầu của một toa tàu đang chuyển động. Để xem xét độ dịch chuyển của bạn B ta quy ước: 
+ Vật số 1 (người) là vật chuyển động đang xét 
+ Vật số 2 (toa tàu) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động. 
+ Vật số 3 (đường ray) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên. 
Khi vật số 1 có độ dịch chuyển d12 trong hệ quy chiếu chuyển động. Đồng thời, hệ quy chiếu chuyển động cũng có độ dịch chuyển d23 so với hệ quy chiếu đứng yên. Dựa vào hình 5.3 phương pháp tọa độ của toán học, ta suy ra:
Độ dịch chuyển tổng hợp là:
d13=d12 +d23 (5.1)
Vận tốc tổng hợp là:
v13=v12 + v23 (5.2)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu được khái niệm của các đại lượng trong công thức 5.2.
- GV yêu cầu HS làm việc theo từng cá nhân, trả lời câu hỏi ở Thảo luận 2: Em hãy đưa ra dự đoán để so sánh  thời gian chuyển động của thuyền khi chạy xuôi dòng và khi chạy ngược dòng giữa hai vị trí cố định trên bờ sông (Hình 5.4)
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi luyện tập: Trên đường đi học, một bạn phát hiện để quên tài liệu học tập ở nhà. Vì vậy, bạn đó đã gọi điện thoại nhờ anh trai của mình đem đến giúp. Giả sử hai xe cùng chuyển động thẳng đều. Áp dụng công thức vận tốc tổng hợp, hãy giải thích trong trường hợp nào dưới đây bạn đó sẽ nhận được tài liệu nhanh hơn.
a. Anh trai chạy đuổi theo bạn đó với vận tốc v13 trong khi bạn đó tiếp tục chạy cùng chiều với vận tốc v23 ( v13>v23)
b. Anh trai chạy đến đó với vận tốc v13 Trong khi bạn đó chạy ngược lại với vận tốc v23
( Gợi ý cho HS: 
+ Chon chiều dương như thế nào?
+ Chọn hệ nào làm hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động. 
+ Áp dụng công thức tổng hợp vận tốc như thế nào?)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin sgk, chú ý nghe giảng, trao đổi ý kiến với bạn để đưa đáp án cho phần câu hỏi thảo luận, tự suy nghĩ tìm lời giải cho câu hỏi cá nhân. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2-3 bạn trả lời các câu hỏi, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tính tương đối của chuyển động
a. Định nghĩa về tính tương đối của chuyển động
Trả lời:
a) Bé trai đứng yên so với mẹ và chuyển động xa dần so với bố cùng em gái.
b) Thuyền giấy đứng yên đối với nước và chuyển động xa dần đối với người quan sát.
=> Một vật có thể xem như là đứng yên trong hệ quy chiếu này, nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Đó chính là tính tương đối của chuyển động. 
b. Một số khái niệm cơ bản về hệ quy chiếu.
- Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
- Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên. 
- Người quan sát (bạn C đứng yên trên sân ga, 2 bố con đứng yên trên mặt đất) sẽ gắn với hệ quy chiếu đứng yên.
- Người quan sát là bé trai thì sẽ vừa gắn với hệ quy chiếu đứng yên (đối với người mẹ), vừa gắn với hệ quy chiếu chuyển động (đối với bố và em gái).
b. Độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp
Trả lời:
Các đại lượng trong công thức 5.2:
+ v13: vận tốc tuyệt đối – là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.
+v12: vận tốc tương đối – là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.
+ v23: vận tốc kéo theo – là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. 
Trả lời:
Vận tốc tổng hợp của thuyền (v13) sẽ bằng vận tốc thực của thuyền (v12) + vận tốc kéo theo mà dòng nước đẩy thuyền (v23). 
a) Khi chạy xuôi dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là cùng chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là:
v13 = v12+v23.
b) Khi chạy ngược dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là ngược chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là:
v13 = v12-v23.
=> Vận tốc của thuyền khi chạy xuôi dòng sẽ lớn hơn khi chạy ngược dòng nên cần ít thời gian hơn.
Trả lời:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của người anh trai. Gọi v13 , v23 lần lượt là vận tốc của người anh trai và của bạn HS đối với mặt đường (hệ quy chiếu đứng yên). v12 là vận tốc của người anh trai đối với bạn HS ( hệ quy chiếu chuyển động).
Khi đó: v13=v12 + v23
a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS tiếp tục chạy cùng chiều: v13 = v12+v23 
=>v12=v13-v23 ( vì v13>v23)
a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS chạy ngược lại:
v13 = v'12-v23
=>v'12=v13+v23
Vậy trong trường hợp b bạn HS sẽ nhận được tài liệu nhanh hơn do:
ta=dv13-v23>tb=dv13+v23
Hoạt động 2. Vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc. 
a. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc để làm các bài tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS giải lại bài tập ví dụ rồi phân tích các bước vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc để giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
c. Sản phẩm học tập: HS giải được các câu hỏi ví dụ và câu hỏi luyện tập. 
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tham khảo lời giải và giải lại 2 ví dụ trong SGK:
GV chia lớp thành 2 nhóm. 
+ Nhóm 1: Tổ 1,2: Giải lại ví dụ 1
+ Nhóm 2: Tổ 3,4: Giải lại ví dụ 2
VD1: Một xe chạy liên tục trong 2,5h. Trong 1 giờ đầu, xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, trong khoảng thời gian còn lại, chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động. 
VD2: Trong một giải đua xe đạp, đài truyền hình phải cử các mô tô chạy theo các vận động viên để ghi hình lại chặng đua (hình 5.5). Khi mô tô đang quay hình vận động viên cuối cùng, vận động viên dẫn đầu đang cách mô tô một đoạn 10 km. Mô tô tiếp tục để quay hình các vận động viên khác và bắt kịp vận động viên dẫn đầu sau 30 phút. Tính tốc độ của vận động viên dẫn đầu, xem như các xe chuyển động với vận tốc không đổi trong quá trình nói trên và biết tốc độ của moto là 60km/h. 
- Sau khi 2 HS lên bảng trình bày lời giải cho câu hỏi ví dụ, GV phân tích các bước vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc: 
- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành câu luyện tập (dựa vào các bước phân tích của GV)
Luyện tập: Một đoàn tàu đang chuyển động đều với tốc độ 8 m/s và có một người soát vé đang ổn định khách trên toa tàu. Một học sinh đứng bên đường thấy người soát vé đi với vận tốc bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu.
b) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu.
c) Người soát vé đứng yên trên tàu.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời
- GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập
II. VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH TỐC ĐỘ, VẬN TỐC. 
Trả lời:
VD1: Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình vtb=s∆t với ∆t=t2-t1 là độ biến thiên thời gian, ta có:
+ Quãng đường xe đi được trong toàn bộ thời gian là: s = 1.60+(2,5-1).40 = 120 (km)
=> Tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động là: vtb=1202,5=48 (km/h)
Trả lời: 
VD2: Gọi v13,v23 lần lượt là vận tốc của xe mô tô và của vận động viên dẫn đầu so với mặt đường. v12 là vận tốc tương đối của xe mô tô đối với vận động viên dẫn đầu. 
+ Xét trong hệ quy chiếu gắn với vận động viên, thời gian xe mô tô bắt kịp vận động viên là: ∆t=dv12 ( d là khoảng cách của xe mô tô với vận động viên dẫn đầu)
=> v12=d∆t = 100,5 = 20km/h.
Theo công thức tính vận tốc tổng hợp, và vì xe mô tô và vận động viên đều chuyển động cùng chiều nên: 
v13 = v12+v23 
=> v23=v13-v12 
 = 60 – 20= 40 km/h.
Vậy tốc độ của vận động viên dẫn đầu là 40km/h.
Để áp dụng công thức tính tốc độ, vận tốc, ta cần phải:
Bước 1: Xác định được hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động. 
Bước 2: Xác định được vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo. 
Bước 3: Xác định được chiều của chuyển động. 
Bước 4: Cuối cùng mới áp dụng công thức toán học vào tính toán.
Trả lời:
Bước 1,2: Xác định hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động:
+ Vật 1: người soát vé
+ Vật 2: đoàn tàu
+ Vật 3: học sinh
=> v12 là vận tốc của người soát vé so với đoàn tàu. 
v13 là vận tốc của người soát vé đối với học sinh.
v23 là vận tốc của đoàn tàu đối với học sinh. 
Bước 3: Xác định được chiều của chuyển động.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu. 
Bước 4: Cuối cùng mới áp dụng công thức toán học vào tính toán.
Ta có: v12=15m/s ;v23=8m/s.
Vận tốc của người soát vé đối với học sinh là: v13=v12 + v23 
a. Vì người soát vé đi về phía đuôi tàu, ngược chiều dương nên: 
v13=v12+(-v23)= 8+ (-1,5)= 6,5m/s
b. Vì người soát vé đi về phía đầu tàu, cùng chiều dương nên:
v13=v12+v23= 8+ 1,5 = 9,5 m/s
c. Khi người soát vé đứng yên trên tàu thì v12=0; v13=8m/s
v13=v12+v23= 0 + 8 = 8 m/s
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS xác định độ dịch chuyển của em trong các trường hợp, tính được độ dịch chuyển và tốc độ tức thời.
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
Câu 1: Bạn A đi đến trường bằng xe đạp. Trên đường đi,khi đi tới nhà bạn B, bạn A gặp bạn B cũng bắt đầu đi đến trường và đang đi bộ. Sau khi đi được thêm 15 phút thì lại gặp bạn C cũng đang đi bộ vừa đến cổng trường. Quãng đường từ nhà bạn B đến cổng trường là 1800m.Vận tốc đạp xe của bạn A là 13km/h. Tính tốc độ đi bộ của bạn C.
Câu 2. Một chiếc ô tô chạy đi giao hàng đến một nhà xưởng. Xe bắt đầu chạy trên đường với tốc độ 50km/h, chạy được 30 phút thì đi vào đường cao tốc, lúc này xe tăng tốc và đạt tốc độ 100km/h. Rồi sau đó giảm tốc độ xuống 70km/h để rẽ vào một con đường khác để đến nhà xưởng.Biết xe chạy trong đoạn đường cao tốc dài 10km, con đường nối từ đường cao tốc đến nhà xưởng dài 5km.Tính tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ thời gian chuyển động.
Câu 3. Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10/2020, dòng lũ có tốc độ lên đến khoảng 4 m/s. Bộ Quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8 m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ khoảng 2 km.
a) Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ.
b) Sau khi cứu người, đội cứu hộ phải mất bao lâu để quay lại trạm ban đầu?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:
C1. 13km/h=3,6m/s
Gọi vận tốc của bạn A và bạn C so với mặt đường lần lượt là v13,v23. Vận tốc tương đối của bạn A so với bạn C là v12. 
Xét trong hệ quy chiếu gắn với bạn C, thời gian kể từ lúc bạn A gặp bạn B đến lúc gặp bạn C sẽ là: : ∆t=dv12 => v12=d∆t = 180015.60= 2(m/s) 
Áp dụng công thức tổng hợp vận tốc, thì v13 = v12+v23
 =>v23=v13 - v12 = 3,6-2=1,6 (m/s)
Vậy bạn C đi bộ đến trường với tốc độ 1,6 m/s.
C2. 30 phút=0,5h.
Thời gian xe đi hết đoạn đường cao tốc 10km là: 10100= 0,1h. 
Thời gian xe đi hết quãng đường nối từ đường cao tốc đến nhà xưởng là: 570= 0,07h.
Vậy tốc độ trung bình của xe trên toàn bộ quãng đường là: vtb=50.0,5+10+50,5+0,1+0,07 = 59,7km/h.
C3. Gọi vận tốc của ca nô đối với bờ là v13 , vận tốc của dòng nước lũ so với bờ là v23, vận tốc của ca nô với dòng nước lũ là v12. Ta có: v13=v12+v23. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ca nô xuôi dòng nước lũ. 
a. Vì ca nô đi xuôi dòng nước lũ nên tốc độ của ca nô cứu hộ so với bờ là:
v13 = v12+v23= 8+4=12m.
Thời gian để đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn cách đó một quãng đường s = 2000m là: t= sv13 = 200012=166,7s
b. Vì sau khi cứu người, đội cứu hộ phải quay ngược dòng để quay lại trạm ban đầu. Từ công thức v13=v12+v23, ta suy ra tốc độ của ca nô so với bờ lúc này là:
v13 = v12-v23= 8 – 4 = 4 m.
Thời gian để đội cứu hộ quay về trạm ban đầu là: 
t= sv13 = 20004=500s
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: GV giao bài tập về nhà, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: HS lấy được ví dụ thực tế thể hiện ứng dụng tính chất tương đối của chuyển động
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: 
Câu 1. Em hãy nêu ví dụ trong thực tiễn thể hiện tính chất tương đối của chuyển động. 
Câu 2. Trong các sân bay hoặc trung tâm thương mại lớn, người ta thường lắp đặt các thang cuốn để thuận tiện trong quá trình di chuyển nhờ việc vận dụng vào tính tương đối của chuyển động. Em hãy cho biết trong trường hợp nào thì khách hàng (người sử dụng thang cuốn) sẽ có cùng tốc độ với thang cuốn, và trong trường hợp nào thì sẽ có tốc độ nhanh hơn tốc độ của thang cuốn.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời :
C1.
+ Máy bay đang bay trên không trung thì đang chuyển động đối với hàng cây ở mặt đất, còn đối với hành khách ngồi trong máy bay thì lại đang đứng yên.
+ Thùng hàng trên xe nâng thì đang đứng yên so với xe nâng, và đang chuyển động so với người bốc dỡ hàng hóa.
C2. 
Gọi vận tốc của người và thang cuốn đối với mặt đất lần lượt là v13, v23. Vận tốc của người đối với thang cuốn là v12. Khi đó: v13=v12+ v23.
- Khi khách hàng đứng yên trên thang cuốn (v12=0), thì người ấy vẫn chuyển động so với mặt đất với cùng tốc độ của thang cuốn (v13=v23).
- Khi khách hàng chuyển động cùng chiều trên thang cuốn thì người đó sẽ chuyển động nhanh hơn tốc độ của thang cuốn, với tốc độ v13=v12+v23.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
Hoàn thành bài tập sgk
Tìm hiểu nội dung bài 6

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_10_chan_troi_sang_tao_bai_5_chuyen_dong_tong.docx