Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 41: Năng lượng
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Vật Lí 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 41: Năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 41: Năng lượng
CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG Bài 41: NĂNG LƯỢNG (Thời gian thực hiện: 4 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. - Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. - Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. - Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng. 2. Năng lực: - Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tự nhiên: nhận thức KHTN; tìm hiểu KHTN; vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng. 3. Phẩm chất: - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. - Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; - Tạo hứng thú và khám phá học tập KHTN. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Dụng cụ thí nghiệm (bóng bay, nam châm, con lắc đơn,.); - Hình ảnh, video clip; - PowerPoint hỗ trợ bài dạy; bố trí không gian lớp học; - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM: Nhiệm vụ: Phân tích các dạng năng lượng Hình 1: Động năng Ví dụ: xe chạy trên đường Hình 2: Thế năng trọng trường Máy bay bay trên trời Hình 3: Thế năng đàn hồi Cung tên đang giương Hình 4: Quang năng Hình 5: Nhiệt năng Hình 6: Điện năng Hình 7: Hóa năng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được các tiêu chí phân loại dạng năng lượng. Để phân loại năng lượng ta dựa vào các tiêu chí: 1. Nguồn năng lượng: 2. Nguồn gốc vật chất của năng lượng: ... 3. Mức độ ô nhiễm môi trường: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM: Nội dung Câu hỏi Câu trả lời Thí nghiệm va chạm giữa hai vật + Vật 1 đang có năng lượng dạng nào? + Vật 1 trong hai trường hợp, trường hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì sao? + Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng gì xảy ra? + Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Mối liên hệ giữa năng lượng và lực + Năng lượng gió trong hình nào lớn hơn? + Lực tác dụng của gió trong hình nào mạnh hơn? + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM: Nội dung Câu hỏi Câu trả lời Nhiên liệu Định nghĩa của nhiên liệu Ví dụ minh họa của nhiên liệu Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo là gì? Ví dụ minh họa. Rubric1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 CỦA NHÓM Tên nhóm đánh giá: ... Tên nhóm được đánh giá: .. Tiêu chí Mức độ Điểm Mức 3 Mức 2 Mức 1 1. KHTN.1.2 Thí nghiệm đặc trưng của năng lượng Lắp đúng mô hình thí nghiệm, tiến hành đúng thí nghiệm (4 điểm) Lắp đúng mô hình thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm còn sai lệch (3 điểm) Lắp đúng mô hình thí nghiệm (2 điểm) 1. KHTN.1.2 Phân tích nội dung tranh Phân tích đúng, nắm rõ nội dung tranh và trả lời câu hỏi đúng, kết luận mối liện hệ năng lượng và lực (4 điểm) Phân tích đúng nội dung tranh, trả lời đúng các câu hỏi (3 điểm) Phân tích được nội dung tranh (2 điểm) 8. GTHT.1.4 Thuyết trình cho nội dung thảo luận. Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) trong 3 phút. (2 điểm) Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) hơn 3 phút. (1,5 điểm) Thuyết trình chưa đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) (1 điểm) Tổng điểm III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: Chơi trò chơi a. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống có vấn đề. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau: - Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần yếu tố gì? - Năng lượng được cung cấp từ đâu? - Năng lượng dùng trong những trường hợp nào? - Kể tên một số dạng năng lượng mà em biết? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Thông báo luật chơi: Mỗi nhóm HS hoàn thành một phiếu trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm. Ghi nhớ luật chơi Giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần yếu tố gì? + Năng lượng được cung cấp từ đâu? + Năng lượng dùng trong những trường hợp nào? + Kể tên một số dạng năng lượng mà em biết? Hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc tài liệu và vận dụng thực tế cuộc sống. Thu phiếu học tập của các nhóm - Nộp phiếu học tập Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về năng lượng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi sau: + HS đã biết được những gì về năng lượng + HS đã nghe năng lượng trong những trường hợp nào? + HS muốn biết thêm những gì từ bài năng lượng này? - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình thành kiến thức mới TIẾT 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng năng lượng a. Mục tiêu: - Tìm hiểu một số dạng năng lượng trong cuộc sống. - Phân loại được các dạng năng lượng theo tiêu chí - Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo bàn để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 2 đến các nhóm. + Yêu cầu HS quan sát hình ảnh 41.1a đến hình 41.1g SGK hoạt động theo bàn hoàn thành phiếu học tập số 1 - Lắng nghe các tiêu chí - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi bàn sẽ thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - HS quan sát các hình ảnh, nhận biết hình ảnh này ứng với dạng năng lượng. - Các nhóm thực hành phân tích hình ảnh và ghép với dạng năng lượng. - Lấy thêm ví dụ về từng dạng năng lượng. - Tham khảo tài liệu tìm hiểu có bao nhiêu tiêu chí phân loại dạng năng lượng. - Phân loại các dạng năng lượng theo tiêu chí: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1 - Cá nhân HS nhắc lại các dạng năng lượng. - Mỗi nhóm học sinh quan sát tranh ảnh, phân tích nội dung của ảnh. - Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm với lò xo, phân tích lò xo biến dạng gây ra tác dụng gì. - HS đọc thông tin và bổ sung các dạng năng lượng mà em chưa biết. - Mỗi nhóm tiến hành ghép tranh ảnh với nội dung dạng năng lượng phù hợp. - Nhóm thảo luận bổ sung ví dụ về từng dạng năng lượng. - Mỗi nhóm HS thực hiện nhiệm vụ đọc và tìm các tiêu chí phân loại dạng năng lượng. - Hoàn thành phiếu học tập số 2 - Báo cáo kết quả: + Chọn 2 HS đại diện 1 bàn lên bảng trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Tổng hợp để đi đến kết luận về một số dạng năng lượng. + Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về một số dạng năng lượng. 🡪 Các dạng năng lượng: Động năng, thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng. - Kết luận về một số dạng năng lượng. - Ghi kết luận vào vở TIẾT 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng a. Mục tiêu: - Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. - Phân tích thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, đưa ra đặc trưng của năng lượng. b. Nội dung: GV giới thiệu tranh hình 41.2 và 41.3, thong qua quan sát các hoạt động, hiện tượng, HS liên hệ được giữa năng lượng mà các vật có và khả năng tác dụng lực của nó lên các vật khác thể hiện ở sự thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng, từ đó hiểu được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng của lực. c. Sản phẩm: Phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 3 đến các nhóm. - Giáo viên thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 3 đến các nhóm. - GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm: - Học sinh quan sát hình ảnh mô hình thí nghiệm, nắm hai trường hợp cụ thể. - HS tiến hành thực hiện thí nghiệm, nhận xét và trả lời các câu hỏi: + Vật 1 đang có năng lượng dạng nào? + Vật 1 trong hai trường hợp, trường hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì sao? + Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng gì xảy ra? + Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? - HS quan sát thêm ví dụ minh hóa về hai ảnh về sức thổi của gió, trả lời các câu hỏi: + Năng lượng gió trong hình nào lớn hơn? + Lực tác dụng của gió trong hình nào mạnh hơn? + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào? - Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi vào phiếu học tập số 3. - Nghe các tiêu chí - Nhận nhiệm vụ - Cá nhân học sinh quan sát mô hình thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng. - Học sinh hoạt động nhóm phân tích thảo luận tả lời các câu hỏi trong thí nghiệm. Ghi nhận kết quả. - Mỗi nhóm tiếp tục phân tích hình ảnh và thảo luận vấn đề và hoàn thành phiếu học tập số 3 - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét - GV phân tích , chọn phương án - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá: Theo rubric 1 - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn theo rubric 1, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về đặc trưng của năng lượng. - Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên - Ghi kết luận vào vở TIẾT 3 Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiên liệu và năng lượng tái tạo a. Mục tiêu: - Lấy được ví dụ về 1 số loại năng lượng tái tạo thông dụng. - Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. b. Nội dung: GV giới thiệu các tranh hình từ 41.4a đến 41.4c. Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, với mỗi trường hợp, HS nêu được các năng lượng sử dụng trong đó và cho biết loại năng lượng nào là hữu hạn hay vô hạn. c. Sản phẩm: Phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu mỗi học sinh xem tài liệu, liên tưởng đến việc đốt nhiên liệu trong đời sống, trả lời nhiên liệu là gì? Lấy ví dụ minh họa trong đời sống. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi quan sát các tranh ảnh và tìm hiểu năng lượng tái tạo + Năng lượng trong các hình là dạng nào? + Nguồn gốc của các nguồn cung cấp của vật chất? + Dựa vào các tiêu chí ở hoạt động 2, nó thuộc loại năng lượng nào? Từ đó HS kết luận năng lượng tái tạo là gì? Lấy thêm các ví dụ minh họa. Hoàn thành vào phiếu học tập số 4. - Nhận nhiệm vụ - Đọc tài liệu - Phân tích, nội dung và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 4. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét - GV phân tích , chọn phương án - Các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá: Tích cực trong quá trình tìm hiểu tài liệu 1 2 3 4 5 Trình bày trôi chảy, mạch lạc 1 2 3 4 5 Lấy được ví dụ minh họa chính xác 1 2 3 4 5 - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về năng lượng tái tạo, nguyên tắc sử dụng năng lượng tái tạo và một số lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo - Kết luận về năng lượng tái tạo, nguyên tắc sử dụng năng lượng tái tạo và một số lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo - Ghi kết luận vào vở TIẾT 4 Hoạt động 5: Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK. b. Nội dung: Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em đã biết. c. Sản phẩm: Vở ghi chép. d. Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân, ghi vào vở. Hoạt động 6: Vận dụng a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống b. Nội dung: Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy (khuyết) và các bài tập 1,2,3 SGK. c. Sản phẩm: Bảng SĐTD và hoàn thành bài tập sgk d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký phân công các bạn để hoàn thành nhiệm vụ. C. Dặn dò: - Học sinh làm bài tập SGK, SBT. - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau: Họ và tên học sinh: Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được các dạng năng lượng và đặc trưng của năng lượng Nêu được năng lượng tái tạo mà em biết
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_6_chan_troi_sang_tao_bai_41_nang_luong.docx