Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Vật Lí 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ (Thời gian thực hiện: 3 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Khái niệm nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ - Công dụng, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế - Biết về nhà vật lý Celsius, thang nhiệt độ Celsius - Biết ước lượng nhiệt độ của các vật từ đó lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp - Biết sử dụng các loại nhiệt kế 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề + Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm theo yêu cầu + Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách xử lí các vấn đề phát sinh một cách sang tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất - Năng lực khoa học tự nhiên: + Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật + Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius + Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dung làm cơ sở để đo nhiệt độ + Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản + Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế 3. Phẩm chất - Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập - Chăm chỉ học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu - Ba cốc nước: nước lạnh, nước nguội, nước ấm - Một số nhiệt kế: thủy ngân, hồng ngoại (điện tử), rượu - Giấy A3, bút, máy tính - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM .. Câu 1: Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiệm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ nóng lạnh ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em rút ra nhận xét gì? ..................................... Câu 2: Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật. Câu 3: Để so sánh độ “ nóng”, “lạnh” của các vật, người ta dung đại lượng nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM . Đối tượng cần đo Nhiệt độ ước lượng (oC) Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (oC) Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 t1 Lần 2 t2 Lần 3 t3 t=t1+t2+t33 Cốc 1 Cốc 2 III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: Tạo tình huống a. Mục tiêu: tạo ra hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về nhiệt độ các vật bằng cảm giác b. Nội dung: GV tạo tình huống c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện + GV: Cô sờ tay vào trán bạn Hương thấy hơi nóng, có lẽ bạn Hương bị sốt rồi! + Hoa (ngồi canh Hương): Thưa cô, em sờ trán bạn thấy bình thường mà + GV: Vậy bạn Hương có bị sốt thật không? Để biết chính xác bạn Hương có bị sốt hay không chúng ta nên làm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó B. Hình thành kiến thức mới TIẾT 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt độ a. Mục tiêu: Học sinh rút ra được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật. Nêu được nhiệt độ là số đo độ “ nóng”, “lạnh” của vật b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn để làm rõ mục tiêu như trên c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: Xác định nhiệt độ của các vật - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi bàn 1 nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Tiến hành thí nghiệm theo hình 7.1, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1 Thu phiếu học tập của các nhóm - Nộp phiếu học tập Báo cáo kết quả: + Đại diện 1 nhóm trình bày + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét Tổng kết: + Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm nhiệt độ → Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật - Kết luận về khái niệm nhiệt độ - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt kế a. Mục tiêu: Nêu được nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ của vật. Nhớ được cấu tạo của nhiệt kế gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau b. Nội dung: HS tự trả lời cá nhân c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Dụng cụ nào để đo độ “nóng”, “lạnh” của vật +Kể tên một số dụng cụ để đo nhiệt độ, nêu ưu nhược điểm của các dụng cụ đó + Cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4, 7.5 +Liên hệ thực tế khi bị ốm em dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ? - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết Nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo kết quả: + Mời 1 HS trình bày + Mời hs khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung - HS được chọn trình bày kết quả - HS khác nhận xét Tổng kết: + Tổng hợp để đi đến kết luận → Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ → Đơn vị đo nhiệt độ: Độ C (oC), K, F t (oF) = t(oC)+32 T (K) = t(oC)+273 (Nhiệt độ tuyệt đối) - Kết luận về khái niệm nhiệt độ - Ghi kết luận vào vở TIẾT 2 Hoạt động 4: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius a. Mục tiêu: HS biết được về lịch sử nhà vật lý học Celsius, thang chia độ Celsius b. Nội dung: Giới thiệu về nhà vật lý học Celsius và thang chia độ Celsius c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius + Đơn vị của nhiệt độ là gì? + Nhiệt độ đông đặc của nước là bao nhiêu? + Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu? - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + Mời 1 HS đọc cho cả lớp nghe nội dung SGK Nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo kết quả: + Mời 1 HS trình bày + Mời hs khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung -HS được chọn trình bày kết quả -HS khác nhận xét Tổng kết: + Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm nhiệt độ thang C → Nước sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC. Thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm → Đơn vị đo nhiệt độ: Độ C (oC), K, F t (oC) = t(oF)-32 (t(oF)-)nhiệt độ tuyệt đối) t (oC K) = T(K)-273 (T(K)nhiệt độ tuyệt đối) -Ghi kết luận vào vở Hoạt động 5: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế a. Mục tiêu: HS biết cách ước lượng nhiệt độ của vật cần đo từ đó lựa chọn được nhiệt kế phù hợp b. Nội dung: chia nhóm HS theo bàn ngồi và hướng dẫn các nhóm trả lời câu hỏi 4 SGK c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? để đo nhiệt độ cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào ?Vì sao - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết Nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo kết quả: + Mời 1 HS trình bày + Mời hs khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung -HS được chọn trình bày kết quả -HS khác nhận xét Tổng kết: + Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng nhiệt kế ở hình c vì GHĐ của nhiệt kế này 140oC + Để đo nhiệt độ cơ thể ta nên dùng nhiệt kế ở hình a, b vì GHĐ của các loại nhiệt kế này phù hợp với nhiệt độ cơ thể -Ghi kết luận vào vở TIẾT 3 Hoạt động 6: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế a. Mục tiêu: HS biết cách đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế b. Nội dung: chia nhóm HS theo bàn ngồi và hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo theo hướng dẫn SGK c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Đo nhiệt độ của 2 cốc nước và điền kết quả vào phiếu học tập số 2 - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết -Thực hành thí nghiệm Báo cáo kết quả: + Đại diện 1 nhóm trình bày + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung -Nhóm được chọn trình bày kết quả -Nhóm khác nhận xét Tổng kết: + Thực hiện đo nhiệt độ hai cốc nước bằng nhiệt kế theo các bước: B1: Ước lượng nhiệt độ cốc nước cần đo B2: Chọn nhiệt kế phù hợp B3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo B4: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo vào bảng sau + Đánh giá nhóm nào có kết quả chính xác nhất. Khen ngợi HS -Ghi thứ tự thực hiện các bước vào vở và tiến hành thực hành đo nhiệt độ 2 cốc nước Hoạt động 7: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào trả lời câu hỏi thực tế b. Nội dung: cá nhân học sinh trả lời c. Sản phẩm: Câu trả lời các câu hỏi về nhiệt độ, nhiệt kế, cách sử dụng nhiệt kế d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: + Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước? + Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ cơ thể em khi sử dụng với các loại nhiệt kế khác nhau - Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn thực hiện -Thực hiện nhiệm vụ tại nhà Báo cáo kết quả: Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời Theo dõi đánh giá của giáo viên C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc vài học, GV cho HS đánh giá theo bảng sau: Họ và tên học sinh: Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi lên lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm về nhiệt độ Thực hành đo được nhiệt độ nước bằng nhiệt kế
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_thang_nhiet_do_cel.docx