Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 10
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Vật Lí 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 10
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống được kiến thức về năng lượng và ứng dụng. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan tới năng lượng và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập; + Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề; + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài - Năng lực khoa học tự nhiên: + Hệ thống hoá được kiến thức về năng lượng và cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học; - Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng; - Trung thực, với kết quả đạt được. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Bài giảng ppt hoặc tranh ảnh. 2. Hs: Hệ thống hóa kiến thức của chủ đề bằng sơ đồ tư duy theo nhóm. III- Tiến trình dạy học. A. Khởi động Hoạt động 1: Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh bắt đầu tiết học mới. b. Nội dung: Gv mở đoạn video cho hs khởi động khoảng 2’-3’. c. Sản phẩm: d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv mở đoạn video cho hs khởi động khoảng 2’-3’. ? hs ăn sáng chưa mà có bạn khởi động chưa nhanh chứng tỏ ít năng lượng, có bạn khởi động rất nhanh và rất khỏe chứng năng lượng đang rất mạnh. => Đã tìm hiểu về năng lượng ở các tiết trước, tiết này hệ thống lại kiến thức của chủ đề. Hs: Hoạt động theo sự hướng dẫn của gv. B. Hình thành kiến thức Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức a. Mục tiêu: Hs hệ thống hóa kiến thức của chủ đề. b. Nội dung: Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo trao đổi phần sơ đồ tư duy mà các nhóm đã được chuẩn bị ở nhà. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv: Yêu cầu các nhóm treo phiếu hoạt động nhóm (sơ đồ tư duy) của nhóm mình lên, cho hs cả lớp 6’ để đọc và thảo luận nhóm. ( đã được quy định từ các tiết trước). Rút ra nhận xét và bổ sung cho các nhóm còn lại. - Gv: Nhận xét phiếu của các nhóm và chốt lại kiến thức trên màn hình. Hs: Thảo luận nhóm nêu nhận xét và bổ sung (nếu có) với sơ đồ tư duy của các nhóm khác Hoạt động 6: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, giải thích được các hiện tượng liên quan đến năng lượng trong cuộc sống. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau: c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Gv: Tổ chức hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm ( trò chơi ) Câu1: Ta nhận biết được vật năng lượng bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Khả năng làm vật biến đổi chuyển động. B. Khả năng làm nóng vật. C. Khả năng làm biến dạng vật. D. Tất cả các đáp án trên. => D Câu 2. Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu. A. Củi. B. Dầu hỏa. C. Kim loại vàng. D. Cồn. =>C Câu 3: Năng lượng nào sau đây không là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng gió. B. Năng lượng nước. C. Năng lượng hơi nước. D. Năng lượng thủy triều. =>C. Câu 4. Ném quả bóng lên cao, tại vị trí nào quả bóng có cả động năng và thế năng. A. Khi bắt đầu thả. B. Tại điểm tiếp xúc với đất. C. Đang đi lên và đang đi xuống. D. Không có điểm nào. => C Câu 4: Trong quá trình chuyển hóa năng lượng thì A. luôn bảo toàn. B. luôn tăng thêm. C. luôn hoa hụt. D. tăng, giảm liên tục. => A Câu 5. Năng lượng nào là năng lượng gây ô nhiễm. A. Năng lượng Mặt Trời. B. Năng lượng từ nước. C. Năng lượng từ gió. D. Năng lượng từ khí đốt. => D Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của gv. Hoạt động 7: Vận dụng a. Mục tiêu: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua làm giải một số bài tập. b. Nội dung: Làm bài tập được giao. c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv: Tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi câu hỏi câu 1 và 2 trang 212. - Gv: hướng dẫn hs thảo luận nhóm câu hỏi. ? Theo em đốt cháy nhiện liệu hóa thạch trong thời gian dài sẽ gây ra hậu quả gì đối với đời sống của con người? ? Xu hướng phát triền năng lượng trong tương lai là gì? Em hãy đề xuất một phương án sử dụng năng lượng để bền vững và phát triển? - Gv: Tổ chức cho hs thảo luận. - Gv: Yc hs nêu lại nội dung chính của chương. - Gv: Hướng dẫn hs đánh giá lẫn nhau ( dùng miếng dán sticker mặt cười để hs đánh giá lẫn nhau ) - Gv nhận xét về sự hoạt động của cá nhân, nhóm. Rút kinh nghiệm. - Hs trả lời câu 1 và 2 /212 sgk. - Hs hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên. C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Hs đọc trước bài 53- CHuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và đọc các tài liệu liên quan trên internet. D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau: Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm lương thực
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_6_chan_troi_sang_tao_on_tap_chu_de_10.docx