Giáo án Vật Lí 7 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 5
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Vật Lí 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 7 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 7 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chủ đề 5
Ngày soạn: Ngày dạy: : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5 Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS: Ôn tập lại kiến thức đã học Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 5 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập. Giao tiếp và hợp tác: Phát huy tốt vai trò của bản thân trong các hoạt động thảo luận và nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và các bạn trong lớp. Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất được cách giải hợp lí cho những bài tập đòi hỏi sự tư duy; Thể hiện được sự sáng tạo khi lập sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Hệ thống hoá được kiến thức vể ánh sáng. Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đế. 3. Phẩm chất Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập. Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập 2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: GV dẫn dắt: Ở chủ đề 5, chúng ta đã học về ánh sáng, tia sáng, sự phản xạ của ánh sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Bài ôn tập ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn thiện bài tập để củng cố lại kiến thức. 2. Hoạt động 2: Ôn tập (Hệ thống hóa kiến thức) a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về ánh sáng, tia sáng, sự phản xạ của ánh sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề 5 - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức vào giấy A3 3. Hoạt động 3: Luyện tập + vận dụng a) Mục tiêu: HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN cho cả chủ đề 5 b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: - GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, yêu cầu HS hoàn thiện bài tấp au Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng? Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời dùng làm sáng bóng đèn. Câu 2 : Phát biểu nào sau đày là đúng? Ánh sáng có năng lượng lớn thì biểu diễn bằng tia sáng dài. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng mô hình là một đường thẳng có hướng, gọi là tia sáng. Các tia sáng luôn song song nhau. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm. Câu 3 : Chọn phát biểu đúng: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phẩn của nguồn sáng truyền tới. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguổn sáng truyền tới. không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Câu 4 : Đặt một bóng đèn điện dây tóc đang sáng trước một màn chắn có đinh. Một vật cản được đặt trong khoảng giữa bóng đèn và màn chắn. Khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn, kích thước của bóng tối trên màn chắn sẽ A. tăng lên. B. giảm đi. C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng lên, sau đó giảm đi. Câu 5 : Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng? Mặt phẳng của tờ giấy. Mặt nước đang gọn sóng. Mặt phẳng của một tâm kim loại nhẵn bóng. Mặt đất. Câu 6 : Tính góc phản xạ trong các trường hợp sau: Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng. Tia sáng tới tạo với mặt phẳng gương một góc 30°. Câu 7. Hãy điền các thông tin vào các ỏ trong bảng sau: Kiểu phản xạ Bề mặt vật Phản xạ thông thường Phản xạ khuếch tán - GV cho HS trình bày trước lớp kết quả hoạt động - GV nhận xét kết luận : Câu 1. Đáp án A. Câu 2. Đáp án B. Câu 3. Đáp án C. Câu 4. Đáp án B. Câu 5. Đáp án C. Câu 6: a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng, nghĩa là trùng với pháp tuyến của gương, nên góc tới i = 0°. Góc phản xạ f = i = 0°. b) Tia sáng tới tạo với mặt phẳng gương một góc 30°. Nên góc tới i = 90° - 30° = 60°. Góc phản xạ: i’ = i = 60°. Câu 7: Kiểu phản xạ Phản xạ thông thường Bể mặt phẳng, nhẵn bóng -Mặt bàn gổ đánh bóng Bế mặt tâm bìa cứng Gương soi Phản xạ khuếch tán Bề mặt thô ráp, gó ghé Mặt kim loại có rắc lớp bột mịn Sàn đá cẩm thạch có một lớp nước mỏng ở phía trên -Mảnh giấy IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_7_chan_troi_sang_tao_on_tap_chu_de_5.docx