Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 13: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

docx 3 trang lypk 30/09/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 13: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 13: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 13: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Ngày	tháng .... Năm 2017
Kí duyệt
Tiết 13: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT ’số loại phân bón thông thường ’
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Trình bày được những đặc điểm và tính chất của phân bón hoá học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật.
Nêu được kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thông thường.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, say mê tìm hiểu thế giới sống, bảo vệ sức khoẻ, yêu quý động vật, bảo vệ cây xanh và ứng dụng vào trồng trọt.
CHUẨN bị Của Gv VÀHS:
GV: SGK, SGV, Giáo án, mẫu 1 số loại phân bón hoá học.
HS : Đọc trước bài mới
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PP vấn đáp
PP thảo luận
PP sử dụng PHT
PP thuyết trình & giải thích
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ôn định tổ chức:(1’)
Kiểm tra bài cũ:(5’)
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* 'Hoạt động 1: (9’) Tìm hiểu Một số loại phân :bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:
GV: Hãy cho biết các loại phân bón mà nông dân ta thường dùng?
HS: áp dụng kiến thức thực tế trả lời:
GV: Tại sao các loại : đạm, lân, kali... được gọi là phân hoá học?
HS: Được sản xuất bằng quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:
+ Phân hoá học: Đạm, Lân, K, Vi lượng, NPK hỗn hợp.
+ Phân hữu cơ: phân xanh, phân chuồng, phân bắc.
liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
* Tích hợp ( 5') : ở gia đình các em để bón phân cho lúa thường dùng loại phân gì ? bón phân cho cây ăn quả thì bón phân gì ?
+ Phân vi sinh: Phân vi sinh cố định đạm, phân hữu cơ vi sinh.
HS: Trả lời
* Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
GV: Nêu đặc điểm của phân hoá học? HS: Nghiên cứu sgk áp dụng kiến thức thực tế trả lời:
GV: Nêu đặc điểm của phân hữu cơ ? HS: Nghiên cứu sgk trả lời:
GV: Nêu đặc điểm của phân vi sinh? HS: Nghiên cứu sgk trả lời
II. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:
Đặc điểm của phân hoá học:
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
VD: (NH4)2CO chỉ có 1 loại chất dinh dưỡng là đạm, chứa tới 46% N nguyên chất.
Dễ tan (trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.
Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua.
Đặc điểm của phân hữu cơ:
Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định.
Chất dinh dưỡng không dùng được ngay phải qua quá trình khoáng hoá mnên hiệu quả chậm.
Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn, giúp hình thành kết cấu viên cho đất.
Đặc điểm của phân vi sinh.
Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống.
Mỗi loại phân chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng.
Bón phân vi sinh vât không làm hại đất.
* Hoạt động 3: (11’) Tìm hiểu Kĩ thuật sử dụng:
GV: Các loại phân hoá học dễ tan gồm những loại nào? Và được bón cho cây như thế nào là hợp lí?
HS: Dễ tan có phân đạm, phân kali.
Dùng bón thúc , nếu bón lót chỉ nên với lượng nhỏ.
GV: Phân lân có đặc điểm gì và sử dụng
III. Kĩ thuật sử dụng:
1. Sử dụng phân hoá học:
Phân đạm, lân dùng để bón thúc là chính. Nếu bón lót phải bón với lượng nhỏ.
Phan lânkhó hoà tan nên dùng để bón lót.
Sau nhiều năm bón đạm, kali cần bón vôi cải tạo đất.
như thế nào?
HS: Khó tan, nên dùng để bón lót.
GV: Vì sao không nên sử dụng phân hoá học quá nhiều?
HS: Dễ tan, cây không hấp thụ hết sẽ bị rửa trôi gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất mà còn làm đất chua.
GV: Phân hỗn hợp NPK có đặc điểm gì? Sử dụng như thế nào?
Gợi ý: Có cả 3 nguyên tố N, P, K và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Phân được sử dụng để bón lót hoặc bón thúc, đảm bảo phù hợp với từng loại đất, loại cây. Hiện nay có xu hướng sản xuất phân phức hợp, phân nén ( tạo thành viên bón trực tiếp vào gốc cây, phân chậm tan....)
GV: Phân hữu cơ bón cho cây như thế nào là hợp lí? Hãy giải thích vì sao cần làm như vậy?
Gợi ý: Trước khi bón phải ủ kĩ, ủ phân có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm; diệt mầm bệnh: nấm, trứng giun sán. Chất dinh dưỡng trong phânhữu cơphải qua quá trình khoáng hoá mới chuyển thành chất dinh dưỡng hấp thụ được cho cây. Vì vậy nên dùng bón lót để có thời gian cho phân chuyển hoá.
GV: Phân vi sinh được sử dụng như thế nào?
- Phân hỗn hợp NPK dùng để bón lót hoặc bón thúc.
2. Sử dụng phân hữu cơ: - Trước khi bón phải ủ kĩ.
3. Sử dụng phân vi sinh:
Trộn, tẩm vào hạt, nhúng rễ cây vào phân trước khi gieo trồng,
Bón trục tiếp vào đất.
- Một số loại phân bón thông thường, t/c và cách sử dụng các loại phân bón.
5. Hướng dẫn về nhà:(1’)
- Trả lời các câu hỏi SGK/ 41.
- Chuẩn bị bài : ứng dụng công nghệ Vi sinh
. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_khoi_10_tiet_13_dac_diem_tinh_chat_ki_thua.docx