Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 20: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

docx 2 trang lypk 30/09/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 20: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 20: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 20: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Ngày	tháng .... Năm 201
Kí duyệt
Tiết 20 : PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Vận dụng vào thực tế sản xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
Thái độ:
Có ý thức trồng trọt khoa học
CHuAn BỊ CủA GV VÀ HS:
GV:- Tranh: một số loại thiên địch.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PP vấn đáp
PP thảo luận
PP sử dụng PHT
PP thuyết trình & giải thích
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định tổ chức(1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV: -Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?
- Nêu nguyên lý cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?
HS trả lời rồi GV nhận xét và cho điểm .
Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:(25’) Tìm hiểu Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
GV: HD HS thực hiện phiếu học tập .
GV: Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thời gian hoàn thành là 5 phút. GV: Gọi 1 số nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét. GV: Bổ sung
III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: 1. Biện pháp kĩ thuật:
Biện pháp
Tác dụng
Cày bừa
Diệt trừ sâu bệnh hại.
VS	đồng
ruộng
Phá huỷ nơi ẩn nấp của sâu bệnh
Tưới	tiêu,
bón	phân
hợp lí.
Cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao khả năng kháng sâu bệnh.
GV: Thế nào là biện pháp sinh học? Để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học, chúng ta cần làm gì?
HS: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh hại. Bảo vệ các loài thiên địch.
GV: Có nên sử dụng thuốc hoá học để đề phòng sâu bệnh xâm nhập cây trồng không? Vì sao?
HS: Sử dụng thuốc hoá học để đề phòng dịch hại. Không nên sử dụng vì có thể làm hại cây trồng như cháy táp lá, hạn chế năng suất, gây ô nhiễm môi trường, giảm tác dụng diệt trừ sâu hại.
GV: Vậy khi nào thì sử dụng thuốc hoá học?
HS: Khi dịch hại tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả.
Luân canh
Sâu bệnh không có điều kiện sinh sống liên tục.
Gieo trồng đúng	thời
vụ.
Hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.
2. Biện pháp sinh học:
- Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh hại.
3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh:
4. Biện pháp hoá học:
Sử dụng thuốc hoá học để đề phòng dịch hại.
5. Biện pháp cơ giới , vật lí: Dùng vợt, bẫy để bắt sâu hại.
6. Biện pháp điều hoà:
Giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định.
Hoạt đông 2 * Tích hợp :( 8’) Em hãy kể tên một số loại thiên địch mà ở địa phương em đã sử dụng để khống chế sâu bệnh ?
HS: TRả lời
Củng cố: (3’)
Nêu những biện pháp chủ yêu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?
Hướng dẫn về nhà:(3’)
Trả lời các câu hỏi SGK/ 56.
Chuẩn bị bài : Thực hành: Pha chế dung dịch Boocđô phòng trừ nấm hại.
. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_khoi_10_tiet_20_phong_tru_tong_hop_dich_ha.docx