Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 37: Doanh Nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

docx 5 trang lypk 30/09/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 37: Doanh Nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 37: Doanh Nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 37: Doanh Nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày soạn :
Ngày	tháng .... Năm 2018
Kí duyệt
Ngày giảng:
Tiết : 37 Chương IV: DOANH NGHIỆP VÀ LựA CHỌN LĨNH Vực KINH DOANH
Bài 50: DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG Kinh doanh của’ doanh nghiệp
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết được đặc điểm, tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.
Biết được đặc điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ.
Kĩ năng:
Rèn luyện một số kĩ năng:
Quan sát hình ảnh phát hiện kiến thức,
Thái độ:
Từ đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ mà tự liên hệ vận dụng vào gia đình cho phù hợp.
Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường
Mục I và mục 3/II
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin.
Chuẩn bị một số hình ảnh minh họa.
Học sinh: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
Trọng TÂM:
Biết được đặc điểm và xây dựng kế hoạch hoạt động của loại hình kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
TIẾN TrìNh dạy HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: (2’)
GVhỏi: Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần?
Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’)
Làm thế nào để trong quá trình sản xuất nói chung, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng mang lại năng suất cao, giá thành hạ, thu lợi nhuận nhiều, hoặc nếu không có điều kiện sản xuất ta có thể tổ chức hoạt động thương mại hay dịch vụ như thế nào để có được lợi nhuận cao. Bài hôm nay sẽ trả lời 1 phần câu hỏi này.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm, tổ chức hoạt động và xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. (17’)
I. Kinh doanh hộ gia đình:
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
Ở địa phương các em thường thấy có những loại hình kinh doanh nào ở các hộ gia đình ?
Hãy sắp xếp các hình ảnh sau sao cho phù hợp với 3 lĩnh vực kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ)?
GV bổ sung thêm về ưu và nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình:
+ Ưu điểm: Linh hoạt, gọn + Nhược điểm: Không có điều kiện mở rộng kinh doanh.
GVnêu ví dụ: Gia đình cô Năm muốn mở một cửa hàng phân bón với số vốn ít ỏi là 400 triệu đồng cùng với 3 người thân trong gia đình, cô Năm thắc mắc là số vốn đó có đủ để mở cửa hàng không?Nếu chưa đủ thì có thể mượn thêm ai?Và số nhân công như vậy có đảm bảo hoạt động không?
Em có nhận xét gì về chủ sở hữu, quy mô, vốn, lao động, công nghệ kinh doanh của các gia đình cô Năm?
GVbổ sung thêm:
Vốn cố định là khoản vốn đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động kinh doanh: Trang thiết bị, đất đai, nhà xưởng... vốn lưu động là khoản vốn đảm bảo duy trì luân chuyển hàng hoá, hoặc các dịch vụ khác. Em có nhận xét gì về việc sử dụng lao động của gia đình cô Năm ?
Một người có thể làm được nhiều việc
Một việc có thể huy động nhiều người
HS liên hệ và trả lời.
HS kết hợp SGK để trả lời.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
-Là loại hình kinh doanh nhỏ do chủ gia đình làm chủ.
-Quy mô kinh doanh nhỏ.
Nguồn vốn ít.
-Công nghệ kinh doanh đơn giản.
-Lao động thường là thân nhân trong gia đình.
Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình:
Tổ chức vốn kinh doanh;
Nguồn vốn:
+ Chủ yếu là của bản thân gia đình.
+ Nguồn vốn khác ( Vay ngân hàng , vay khác, hỗ trợ...)
- Các loại vốn: + Vốn cố định.
+ Vốn lưu động.
Tổ chức sử dụng lao động
Sử dụng lao động trong gia đình
Tổ chức lao động linh hoạt
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình:
a) Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra.
Mức bán sản phẩm ra thị trường = tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra - Số sản phẩm gia đình tự tiêu dùng.
b) Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán.
Lượng sản phẩm mua phụ thuộc vào khả năng
Ví dụ: Mỗi năm vườn bưởi nhà
em thu hoạch được 2,5 tấn. Nhà em sử dụng và cho người thân 300kg (0,3 tấn), số bưởi còn lại dùng để bán. Vậy số bưởi bán ra thị trường là: 2,5 - 0,3 = 2,2 tấn.
Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường được tính như thế nào?
Mua gom sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh nào? Lượng sản phẩm mua phụ thuộc vào yếu tố nào?
GDBVMT: Trong kinh doanh hộ gia đình phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường sống
Hoạt động 2: Tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ, những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. (20’)
Doanh nghiệp nhỏ có những đặc điểm gì?
GVgiảng giải thêm về doanh thu:
Doanh thu là khoản tiền thu được sau một thời gian nhất định tiến hành hoạt động kinh doanh
Hãy tìm ý sai để loại bỏ chúng từ đó nêu thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp nhỏ?
Mức bán sản phẩm ra thị trường = tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra - Số sản phẩm gia đình tự tiêu dùng.
Mua gom sản phẩm để bán là hoạt động thương mại,lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra.
HS tìm hiểu SGK và trả lời:
Doanh thu không lớn
Số lượng lao động không nhiều.
Vốn kinh doanh ít.
HS thảo luận và trả lời.
và nhu cầu bán ra.
II. Doanh nghiệp nhỏ (DNN).
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
Doanh thu không lớn
Số lượng lao động
không nhiều (<	300
người).
Vốn kinh doanh ít (không quá 10 tỷ đồng).
Thuận lợi và khó
khăn	của	doanh
nghiệp nhỏ:
a) Thuận lợi:
Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với
Thuận lợi:
Tổ chức linh hoạt dễ thay đổi
Quản lý chặt chẽ, hiệu quả
Doanh thu lớn
Dễ dàng đổi mới công nghệ Khó khăn:
Vốn ít khó đầu tư đồng bộ
Thiếu thông tin thị trường
Trình độ lao động thấp
Không có đầu tư nhà nước
Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp.
Từ đó nêu được thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
Hãy thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau
Doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em thường sản xuất những mặt hàng gì?
Doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em thường mua bán những mặt hàng gì?
3. Hãy cho biết một số hoạt động dịch vụ ở địa phương em?
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
GDBVMT: Việc hạch toán của doanh nghiệp phải tính toán cả chi phí cho việc vệ sinh và bảo vệ môi trường.
nhu cầu của thị trường.
Dễ quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
Dễ dàng đổi mới công nghệ.
b) Khó khăn:
Vốn ít khó đầu tư
đồng	bộ
Thiếu thông tin thị trường
Trình độ lao động thấp
Không có đầu tư nhà nước
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Hoạt động sản xuất hàng hóa:
Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.
Các hoạt động mua, bán hàng hóa:
Đại lý bán hàng.
Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng.
Các hoạt động dịch vụ:
Dịch vụ internet.
Dịch vụ bán, cho thuê sách...
Dịch vụ sửa chữa.
Các dịch vụ khác.
4. Củng cố: (4’)
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?
A. Quy mô kinh doanh nhỏ
B.
Chủ sở hữu là cá nhân
 Công nghệ kinh doanh phức tạp
D.
Lao động thường là thân nhân gia đình
Câu 2: Doanh nghiệp nhỏ không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào ?
 Dịch vụ
B.
Thương mại
 Mua bán cổ phiếu
D.
Sản xuất hàng hoá
Câu 3: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ thường không quá bao nhiêu ?
A.
5 tỷ
B.
10 tỷ
C.
15 tỷ
D.
20 tỷ
Câu 4: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây:
Doanh nghiệp nhỏ là mô hình kinh tế có đặc điểm sau:
Doanh thu không lớn.
Công nghệ kinh doanh phức tạp.
Vốn kinh doanh nhiều hơn kinh doanh hộ gia đình.
Quy mô kinh doanh không lớn.
Lao động phải là thân nhân trong gia đình.
g. Có thể đầu tư đồng bộ.
Đáp án:
C
C
B
A,C,D
Dặn dò:
Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK/157.
Đọc mục “Thông tin bổ sung” trong SGK/157.
Đọc trước bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_khoi_10_tiet_37_doanh_nghiep_va_hoat_dong.docx