Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 6: Một số tính chất của đất trồng

docx 3 trang lypk 30/09/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 6: Một số tính chất của đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 6: Một số tính chất của đất trồng

Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 6: Một số tính chất của đất trồng
Ngày soạn :	
Ngày giảng: 	
Ngày	tháng .... Năm
Kí duyệt
Tiết 6: : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Mục tiêu bài dạy
Kiến thức:
Nắm được một số khái niệm về tính chất của đất, các phản ứng dung dịch đất.
Phân biệt được độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ đất từ đó có ý thức bảo vệ môi trường
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: SGK, SGV, Giáo án, H7 SGK/ 21
HS: Nghiên cứu SGK và đọc phần thông tin bổ sung.
Phương pháp dạy học
PP vấn đáp
PP thảo luận
PP sử dụng PHT
PP thuyết trình & giải thích
Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức( 1’)
Kiểm tra bài cũ:( 5’ )
- Quy trình công nghệ nuôi cấy mô? ý nghĩa? 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1. ( 15’ ) Tìm hiểu Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
GV: HD HS làm thí nghiệm: Tìm hiểu về tính chất hoà tan của đất và lấy đường làm vật đối chứng.
 + Cho đất vào cối giã nhỏ thành bột.
 + Đổ vào cốc thuỷ tinh có nhãn Đất: 300ml nước sạch, sau đó đổ bột đất vào , dùng đũa thuỷ tinh quấy đều.
 + Thí nghiệm đối chứng: giã nhỏ đường, cho 300ml nước sạch vào cốc có nhãn đường rồi đổ bột đường vào, quấy đều bằng đũa thuỷ tinh 
GV: Nước ở 2 cốc đã hoà đất và hoà đường có gì khác nhau? Giải thích hiện tượng?
GV: Vậy thế nào là keo đất?
GV: Vì sao keo đất không hoà tan trong nước?
GV:Vậy năng lượng bề mặt của keo đất do đặc điểm nào quyết định 
GV: Cho HS quan sát H7 SGK. Nêu cấu tạo keo đất?
GV: Keo đất có khả năng trao đổi dinh dưỡng với cây trồng thông qua sự trao đổi giữa lớp ion khuếch tán với ion của dung dịch đất.
GV: Khả năng hấp phụ của keo đất? Vì sao keo đất có khả năng háp phụ?
GV: Ngoài khả năng giữ lại các phần tử nhỏ, keo đất còn có tính hấp phụ trao đổi:
 * Tích hợp : ( 5’) Cho học sinh lấy mẫu đât ngay trong trường học làm thí nghiệm theo sựu hướng dẫn của gv để hiểu về khái niệm keo đất 
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất:
HS: Nước ở cốc hoà đất thì đục, nước ở cốc hoà đường thì trong. Vì đường đã hoà tan trong nước nên nước chứa đường trong, nước pha đất thì đục vì các phân tử nhỏ của đất không hoà tan trong nước mà ở trạng thái lơ lủng trong nước ( huyền phù ).
1. Keo đất:
a. K/n: 
HS: Các phần tử đất có kích thước nhỏ từ 1- 200nm (1nm=10-6mm ) , không hoà tan trong nước , ở trạng thái huyền phù là keo đất.
HS: Vì keo đất có năng lượng bề mặt.
b. Cấu tạo keo đất:
- Nhân.
- Lớp ion quyết định điện.
- Lớp ion bù gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán.
2. Khả năng hấp phụ của đất:
HS: Là sự hút bám các ion, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét vào bề mặt của keo đất nhưng không bị đồng hoá, không thay đổi bản chất.
 Vì: Keo đất có các lớp ion bao quanh nhân và tạo ra năng lượng bề mặt hạt keo
- Là sự hút bám các ion, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét vào bề mặt của keo đất nhưng không bị đồng hoá, không thay đổi bản chất.
HS : Làm thí nghiệm 
* Hoạt động 2. ( 17 ) Tìm hiểu Phản ứng của dung dịch đất.
GV: Phản ứng dung dịch đất do yếu tố nào quyết định? 
GV: Độ chua của đất được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?
GV: Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng khác nhau ở điểm nào?
GV: Các loại đất nào thường là đất chua?
GV: Nếu biết là đất chua, muốn cải tạo để cho đất trung tính hoặc bớt chua người ta thường làm như thế nào?
GV: Những đặc điểm nào của đất làm cho đất hoá kiềm?
GV: Nhận biết phản ứng dung dịch đất rất có ý nghĩa trong sản xuất nông, lâm nghiệp giúp ta xác định được các giống cây trồng phù hợp với từng loại đất và đề ra các biện pháp cải tạo đất.
II. Phản ứng của dung dịch đất:
HS: Do nồng độ H+ và OH-
- Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất, người ta dùng chỉ số pH để đánh giá độ chua của đất.
1. Phản ứng chua của đất:
HS: + Độ chua hoạt tính do nồng độ ion H+ trong dung dịch đất gây nên.
 + Độ chua tiềm tàng do ion H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
- Gồm: Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.
HS: Đất lâm nghiệp, đất phèn, đất nông nghiệp không phải là đất phù sa (ít chua) và không phải đất mặn.
HS: Bón vôi bột.
HS: Đất chứa các muối kiềm Na2CO3 , CaCO3...., các muối này bị thuỷ phân tạo thành câc hyđrôxit NaOH, Ca(OH)2.
2. Phản ứng kiềm của đất: 
- Đất chứa các muối kiềm Na2CO3 , CaCO3...., các muối này bị thuỷ phân tạo thành câc hyđrôxit NaOH, Ca(OH)2.
4. Củng cố: ( 1’)
- Khái niệm keo đất.
- Khả năng hấp phụ của đất.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Trả lời các câu hỏi SGK/24.
 . Rút kinh nghiệm giờ dạy: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_khoi_10_tiet_6_mot_so_tinh_chat_cua_dat_tr.docx