Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

docx 3 trang lypk 30/09/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Giáo án Công nghệ Khối 10 - Tiết 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
Ngày soạn :	
Ngày giảng: 	
Ngày	tháng .... Năm
Kí duyệt
Tiết 9 : BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
Nêu được sự hình thành, tính chất đất mặn, đất phèn .
Trình bày được biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn, đất phèn.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp
Thái độ.
Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất.
cHuẨN bị Của GV VÀ HS:
Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
Học sinh : H9.1; H9.2; H9.3; H9.4; H10.1; H10.2; H10.3 SGK/ 27-35.
Phương pháp dạy học
PP vấn đáp
PP thảo luận
PP sử dụng PHT
PP thuyết trình & giải thích
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định:(1’)
Kiểm tra bài cũ ( 5’) : Hãy nêu một số biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ?
Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* Hoạt động I ( 15’ ) Tìm hiểu Cải tạo và sử dụng đất mặn.
GV: Thế nào là đất mặn? Đất mặn ở nước ta phổ biến ở vùng nào? Tác nhân chủ yếu hình thành đất mặn ở VN là gì?
HS:nghiên cứu SGK trả lời :
GV: Đất mặn có những tính chất và đặc điểm gì?
HS:nghiên cứu SGK trả lời :
GV: Biện pháp thuỷ lợi được áp dụng để cải tạo đất mặn gồm những khâu nào? Nhằm mục đích gì?
HS: Đắp đê biển nhằm không cho nước biển tràn vào. Xây hệ thống mương máng, dẫn nước ngọt để rửa mặn.
I. CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN:
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành:
- Đất mặn là loai đất có chứa nhiều Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dd đất
- Tác nhân chủ yếu hình thành đất mặn ở nước ta:
+ Nước biển tràn vào
+ ảnh hưởng của nước ngầm: mùa khô muối hoà tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn
- Phân bố: vùng đồng bằng ven biển
2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn:(SGK)
- Thành phần cơ giới: nặng tỉ lệ sét nhiều
- Chức nhiều muối tan NaCl, Na2SO4
- Đất trung tính hoặc kiềm yếu
- Số lượng VSV ít và hoạt động của VSV yếu
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn:
a/ Cải tạo:
- Biện pháp thuỷ lợi:
+ Đắp đê ngăn nước biển
+ XD hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí
- Bón vôi: đẩy Na+ ra khỏi keo đất
- Tháo nước rửa mặn
- Bổ sung chất hữu cơ nâng độ phì nhiêu
- Trồng cây chịu mặn
b/ Sử dụng đất mặn:
Đất mặn sau khi cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa, trồng cói, có thể mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
- Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ MT
* Hoạt động II ( 17’) Tìm hiểu Cải tạo và sử dụng đất phèn.
GV: Thế nào là đất phèn? Đất phèn ở nước ta phổ biến ở vùng nào?Nguyên nhân hình thành?
GV: HD HS thực hiện phiếu học tập số 1.
GV: Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thời gian hoàn thành là 7 phút
Tính chất
BP cải tạo tương ứng
- Thành phần cơ giới:...
- Tầng đất mặt:...
- Độ chua:.....
- Chất độc hại:....
- Độ phì nhiêu:.....
- Hoạt động VSV:....
GV: Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi cải tạo đất mặn , đất phèn có gì khác ?
Gợi ý: Bón vôi cải tạo đất mặn tạo ra phản ứng trao đổi, giải phóng cation Na+ thuận lợi cho sự rửa mặn, còn bón vôi cải tạo đất phèn thì xảy ra phản ứng trao đổi làm cho hyđrôxit nhôm Al(OH)3 kết tủa.
* Tích hợp : ( 5’) Yêu cầu học sinh lấy sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đa học để nêu một số biện pháp cụ thể để cải tạo đất phèn ở chính quê hương và gia đình mình ?
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn:
1. Nguyên nhân hình thành:
- Xác SV chứa S, đất phù sa chức Fe
 Fe + S --> FeS ( Pirit)
 Fé + O2 + H2O --> FeSO4 + H2SO4
- Phân bố: vùng đồng băng ven biển có nhiều xác SV chứa S
2 Đặc điểm , tính chất của đất phèn và biện pháp cải tạo:
Tính chất
BP cải tạo tương ứng
- Thành phần cơ giới: nặng
- Bón phân hữu cơ
- Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nứt nẻ
- XD hệ thống tưới tiêu hợp lí
- Độ chua: cao pH<4
- Bón vôi
- Chất độc hại: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
- Cày sâu, phơi ải, lên liếp, xd hệ thống tưới tiêu , rửa phèn.
- Độ phì nhiêu: thấp, nghèo mùn, nghèo đam.
- Bón phân hữu cơ, phân đạm, phân vi lượng
- Hoạt động VSV : rất kém
- Bón phân hữu cơ
HS : Trả lời
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Trả lời các câu hỏi SGK/35.
- Chuẩn bị bài : Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
 . Rút kinh nghiệm giờ dạy: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_khoi_10_tiet_9_bien_phap_cai_tao_va_su_dun.docx