Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

docx 3 trang lypk 02/10/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Bài mở đầu - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
26/8/2020
Phần 1 : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TIẾT 1	Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU ( 1 tiết)
I / Mục đích , yêu cầu:
Kiến thức:
Sau khi học xong bài , HS phải:
Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới
Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh.
Rèn kĩ năng phân tích dữ liệu, tổng hợp nội dung trong bài.
Thái độ: Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Năng lực tự học
II/Phương pháp dạy học:
Dạy học giải quyết vấn đề Hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
1/ Chuẩn bị của GV:
Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương để minh hoạ cho bài học
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung 2/ Chuẩn bị của trò:
Nghiên cứu sgk và tài liệu liên quan
IV/ Tiến trình dạy học:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:	GV đặt vấn đề:
+ Vì sao môn CN 10 lại giới thiệu với chúng ta về Nông, Lâm, Ngư Nghiệp?
+ Tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này?
=> Từ phần trả lời của HS, GV dẫn dắt: vào nội dung:
Hoạt động
Nội dung
GV: Theo em, nước ta có những thuận lợi nào để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp?
HS: Nêu được:
Khí hậu, đất đai thích hợp cho sinh trưởng
, phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Tính siêng năng cần cù của người nông dân.
HS: - Đại diện nêu nhận xét kiến thức. GV: Nhận xét và bổ sung: Ngoài những thuận lợi như trên thì VN chúng ta còn có
địa hình, nhiều hệ thống sông ngòi, ao- hồ
I. Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
cũng góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp của đất nước.
Hoạt động: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu thông tin biểu đồ (hình 1.1- SGK) và nhận xét sự đóng góp của Nông, Lâm, Ngư nghiệp?
HS: - Các nhóm nhận câu hỏi và thảo luận, thống nhất đáp án.
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Theo dõi hoạt động của học sinh và nhận xét, tổng kết kiến thức trong biểu đồ (Nếu tính theo tỉ lệ đóng góp qua các năm so với các ngành khác thì N, L, NN đóng góp khoảng 1/4 – 1/5).
GV:
Nêu một số các sản phẩm của Nông, Lâm, Ngư Nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiiệp chế biến?
=> Đánh giá bổ sung kiến thức và hoạt động nhóm của học sinh.
HS: Nêu được:
. Giá trị hàng nông sản tăng do được đầu tư nhiều(giống, kỹ thuật và phân bón).
. Tỷ lệ giá trị hàng nông sản giảm vì mức độ đột phá của nông nghiệp so với các nghành khác còn chậm.
Nghe hướng dẫn để thảo luận(so sánh, Phân tích).
Đại diện trình bày ý kiến
Lớp nhận xét và bổ sung.
Dựa vào số liệu qua các năm của bảng 1 em có nhận xét gì?
Tính tỷ lệ % của sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng hàng hoá XK? Từ đó có nhận xét gì?
Hướng dẫn cho HS phân tích hình 1.2:
So sánh lực lượng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác? Ý nghĩa?
=> Đánh giá, hoàn thiện kiến thức.
Đặt vấn đề về môi trường:
Thông qua hoạt động sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái cả về mặt tích cực và tiêu cực. Vậy em hãy:
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước:
- Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đóng góp 1/4
– 1/5 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến:
VD:+ Nông nghiệp: Đậu tương, Ngô, sắn cung cấp cho nhà máy chế biến thực phẩm cung cấp.
+ Lâm nghiệp: Trồng keocung cấp cho nhà máy giấy.
+ Nuôi trai ngọc làm trang sức, Cá Tra, cá Ba sa xuất khẩu ra thị trường
Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu:
Tình hình Nông, Lâm, Ngư Nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tê:
II. Tình hình sản xuất Nông, Lâm, Ngư Nghiệp của nước ta hiện nay:
1. Thành tựu:
+ Nêu những VD thực tế chứng minh điều vừa nói ở trên? Nguyên nhân và hậu quả của nó?
Yêu cầu HS:
Nêu những thành tựu:
+ Lấy VD về 1 số sản phẩm N, L, NN đã được XK ra thị trường quốc tế?
Đặt vấn đề với câu hỏi:
+ Theo em, tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì?
+ Tại sao năng suất, chất lượng còn thấp? Trong thời gian tới, ngành nông , lâm, ngư nghiệp của nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
+ Làm thế nào để chăn nuôi có thể trở thành một nền sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh hiện nay?
+ Cần làm gì để có một môi trường sinh thái trong sạch trong quá trình sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp?
Sản xuất lương thực tăng liên tục.
Bước đầu đã hình thành một số nghành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Một số sản phẩm của nghành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
VD: Gạo, cà phê, cá tra, cá ba sa, tôm, gỗ....
2. Hạn chế:(nội dung sgk)
- GDMT: Trình độ SX còn thấp, chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa quan tâm tới lợi ích lâu dài nên quá trình sản xuất còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí.
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nông, Lâm, Ngư Nghiệp nước ta:
Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đầu tư đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.
Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững_nền nông nghiệp sinh thái.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngành sản xuất giống nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm sau thu hoạch.
Củng cố:
Cho học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Dặn dò:
Tuyên truyền rộng rãi ý thức bảo vệ và vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp tại địa phương.
Đọc trước nội dung bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................
....................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_1_bai_1_bai_mo_dau_nam_hoc_202.docx