Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất - Trường THPT Diễn Châu 3

docx 2 trang lypk 04/10/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất - Trường THPT Diễn Châu 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất - Trường THPT Diễn Châu 3

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 11, Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất - Trường THPT Diễn Châu 3
Mẫu đất
Trị số pH
I
II
III
Tiết 11	Soạn ngày
Bài 8. Thực hành. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
MỤC TIÊU: Sau khi học xong học sinh phải nắm được:
Kiến thức:
Thực hiện được các thao tác trong quy trình xác định độ chua của đất bằng phương pháp thông thường.
Kỹ năng, kỹ xảo, tư duy:
Kỹ năng, kỹ xảo:
+ Rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo trong nghiên cứu khoa học, vệ sinh môi trường.
+ Khắc sâu kiến thức lý thuyết.
Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
Giáo dục tư tưởng, tình cảm:
Tgiới quan khoa học và quan điểm duy vật biện chứng+ Vận dụng được kiến thức đã học vào
thực tiễn.
PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: 1 khay men + Một ống nhỏ giọt (Pipet) + một lọ chỉ thị màu tổng hợp + 4 thang màu pH + một kéo nhỏ+ 12 túi đất (3 loại, mỗi loại 4 túi)+ 4 tập giấy thấm
Học sinh: Thìa nhựa, mẫu đất
PHƯƠNG PHÁP: hợp tác nhóm
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
Hoạt động thầy - trò
Tg
Nội dung
GV: Vừa giới thiệu, vừa làm mẫu, nghi tóm tắt lên bảng.
Y/C: Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm với 2 mẫu đất đã chuẩn bị, mỗi mẫu làm 3 lần được 3 trị số pH, sau đố lấy trị số trung bình.Ghi kết quả vào trị số trung bình theo mẫu báo cáo.
I.Tổ chức tiết học:
Mỗi tổ 1 nhóm.Nhóm trưởng có nhiện vụ nhắc nhở, theo dõi thực hành và báo cáo kết quả.
Phát dụng cụ cho các nhóm
yêu cầu: Vệ sinh thực hành
II. Quy trình thực hiện:
* Trường hợp 1( có máy đo độ pH):
Bước 1: cân 2 mẫu đất, mỗi mẫu 20g, đổ mỗi mẫu vào một bình tam giác dung tích 100ml.
Bước 2: dùng ống đong, đong 50ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình tam giác thứ nhất và 50ml nước cất đổ vào bình tam giác thứ hai.
Bước 3: dùng tay lắc 15 phút.
Bước 4: Xác định độ pH của đất bằng máy đo pH.
Điền kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
* Trườnghợp 2 (không có máy đo độ pH):
- Dùng kéo cắt túi mẫu đất (chú ý: không cắt mất số nghi trên túi).
Lưu ý: chỉ thị màu cần có màu xanh tương ứng màu pH = 7 trong thang màu pH. Nếu chỉ thị có màu đỏ thì dùng dd kiềm loãng để điều chỉnh về màu pH = 7. Ngước lại màu của chỉ thị quá xanh thì điều chỉng bằng dd axit loãng.
Lau sạch thìa nhựa bằng giấy thấm (sau khi xđ xong 1 mẫu phải lấy giấy thấm lau sạch thìa nhựa).
Lấy 1 lượng đất bằng hạt ngô để trong thìa
Nhỏ từ từ chỉ thị màu tổng hợp vào đất trong thìa cho đến khi chỉ thị khồng ngấm vào đất nữa và thừa khoảng 1 giọt thì thôi.
Nghiêng thìa cho chỉ thị màu chảy sang 1 phía của thìa - chỉ thị màu đã chuyển màu).
So màu của chỉ thị màu chảy ra từ đất với thang màu, chỉ thị giống màu nào của thang màu thì mẫu đất đó có độ pH tương ứng với màu đó ( chú ý: so màu nhanh sau khi nhỏ chỉ thị màu vì để lâu không chính xác).
Bản tường trình:
*Nhận xét:
Mẫu đất
Trị số Ph
I
II
III
III. TỔNG KẾT:
HS trình bày quy trình thí nghiệm
GV: Nhận xét buổi thực hành.
III. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ LÀM BT VỀ NHÀ:(5/)
Hoàn thành bản tường trình.
Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm tranh ảnh , số liệu có liên quan đến hiện tượng xói mòn đất.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_11_bai_8_thuc_hanh_xac_dinh_do.docx