Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 12, Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Trường THPT Bản Ngà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 12, Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Trường THPT Bản Ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 12, Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Trường THPT Bản Ngà
Ngày soạn: Tiết 12: Bài 17 PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG Lớp giảng Ngày giảng HS vắng Ghi chú 10A 10B Mục tiêu bài học Kiến thức Cơ bản Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Nguyên lí và biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Trọng tâm Nắm được nguyên lý và biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh. Thái độ Biết cách phòng, trừ các loại bệnh hại cây trồng để không gây ô nhiễm môi tr Chuẩn bị dạy và học Giáo viên Phiếu học tập để thảo luận nhóm. Hình chụp một số loại loại côn trùng gây hại và các loài thiên địch có lợi cho cây trồng. Học sinh Phiếu học tập để thảo luận nhóm. Xem trước bài mới ở nhà, tìm hiểu về nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, vai trò của các loài thiên địch trên đồng ruộng. Tiến trình dạy và học Ổn định tổ chức lớp Hoạt động dạy và học Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. GV: Trong trồng trọt để phòng trừ bệnh thì người ta thường sử dụng những biện pháp nào? HS: Trao đổi với nhau và trả lời: thăm đồng thường xuyên, trồng giống cây kháng bệnh, xịt thuốc hóa học,... GV: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? HS: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây Khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Khái niệm Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. GV: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng mang lại những lợi ích gì? HS: Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, năng suất cao, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc hóa học,... GV: Cho HS thảo luận nhóm: Có các nguyên lý cơ bản nào về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Giải thích cụ thể từng nguyên lý. HS: Chia nhóm thảo luận và ghi nhận kết quả. Cử đại diện trình bày và nhận xét lẫn nhau. GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn chỉnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. GV: Có các biện pháp chủ yếu nào trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? HS: Nghiên cứu SGK và trả lời: biện pháp kĩ thuật, sinh học, giống cây kháng bệnh, hóa học, cơ học, vật lý, điều hòa,... GV: Trong các biện pháp đó thì biện pháp nào là chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? HS: Biện pháp chủ yếu nhất là biện pháp kĩ thuật: cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ, GV: Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có tác hại gì không? HS: Sử dụng thuốc hóa học nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt nhiều thiên địch có lợi cho cây trồng. GV: Để tiêu diệt rầy mà không dùng thuốc hóa học, ta sẽ dùng biện pháp nào để tiêu diệt được chúng? HS: Sử dụng các biện pháp cơ giới, vật lý: Bẫy ánh sáng, mùi vị bắt bằng 2. Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Mỗi biện pháp phòng trừ đều có ưu điểm và hạn chế nhất địnhPhối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Giảm ô nhiễm môi trường do thuốc hoá học gây ra. Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm các điểm cơ bản sau: Trồng cây khoẻ. Bảo tồn thiên địch. Thăm đồng thường xuyên. Nông dân trở thành chuyên gia. III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 1. Biện pháp kĩ thuật Là biện pháp phòng trừ chủ yếu. Các biện pháp: cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ, Biện pháp sinh học Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do dịch hại gây ra. Ví dụ: Kiến vàng tiêu diệt sâu hại cây, chuồn kim Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh hại Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hại. Ví dụ: Lúa mang gen kháng rầy. Biện pháp hóa học - Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ dịch hại. vợt, bằng tay, GV: Các loài côn trùng có lợi cho cây trồng: kiến vàng, bọ,...có hại hay có lợi cho cây trồng? Ta có nên tiêu diệt các loài này không? HS: Đây là các loài thiên địch có lợi, ta nên bảo vệ chúng, vì chúng sẽ giúp phòng trừ một số loại côn trùng gây hại khác. GV: Thế nào là biện pháp điều hòa trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? HS: Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định, trong diện tích giới hạn, không cho chúng mở rộng phạm vi. GV: Hãy nêu những ưu điểm trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? HS: Dựa trên kiến thức đã học, HS thảo luận và rút ra được những ưu điểm của các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. Thuốc hóa học chỉ được sử dụng khi dịch hại tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp phòng trừ khác tỏ ra không có hiệu quả. Chỉ được sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao được Bộâ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép. Biện pháp cơ giới, vật lí: Bẫy ánh sáng, mùi vị bắt bằng vợt, bằng tay, Biện pháp điều hòa: Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định, trong diện tích giới hạn, không cho chúng mở rộng phạm vi. * Ưu điểm của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: Ngăn ngừa dịch bệnh, sâu hại cây trồng phát triển thành dịch. Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao. Giảm được chi phí và công sức trong chăm sóc và trị bệnh cho cây trồng khi xảy ra dịch bệnh. 4. Củng cố( 5’ ) Sử dụng các câu hỏi ở cuối bài để củng cố. Hãy kể tên một số loại thiên địch có lợi cho cây trồng mà em biết? Tại sao ta phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_12_bai_17_phong_tru_tong_hop_d.docx