Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Ngày soạn:22/11/2020 Tiết :13 Bài 13 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN Mục tiêu: - Sau bài này, GV cần phải làm cho HS: Kiến thức: - Biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường ding trong nông, lâm nghiệp. Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá, tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm. Thái độ : -Nhận thức được vai trò của phân vi sinh. Sự cần thiết của phân vi sinh trong việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái Định hướng các năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học PP vấn đáp PP thảo luận PP thuyết trình & giải thích III. Phương tiện dạy học: Phiếu học tập Nội dung Phân VSV Cố định đạm Phân VSV Chuyển hóa lân Phân VSV Phân giải chất hữu cơ Ví dụ Khái niệm và thành phần Cách sử dụng Tiến trình tổ chức bài học: Ổn định lớp: Bài cũ: CH: - Thế nào là phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật? Lấy ví dụ minh họa. - Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật. Bài mới: Hoạt động của GV Nội dung GV: Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của VSV để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp I. Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật: đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân vi sinh GV: Để sản xuất phân vi sinh vật người ta làm thế nào? GV: ứng dụng công nghệ vi sinh người ta đã sản xuất những loại phân bón VSV nào? GV: Phát PHT theo từng nhóm HS và yêu cầu HS thảo luận điền nội dung đã chừa trống ở trong PHT. GV: Chất nền của mỗi loại phân là chất nào? GV: Có thể lấy Azogin bón cho cây đậu và nitragin bón cho cây lúa được không? HS: không. Vì phương thức sống của các VSV khác nhau. Nếu bón như thế không có hiệu quả. GV: Thế nào là hội sinh, cộng sinh? GV: Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung PHT HS: Trình bày nội dung đã thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Về nguyên lí khi sản xuất một loại phân vi sinh vật nào đó, người ta nhân sau đó phối trộn chủng VSV đặc hiệu với một chất nền. II. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng: 1. Phân vi sinh vật cố định đạm: Là loại phân bón có chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu (Nitragin), hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác (Azogin) Thành phần: than bùn, VSV nốt sần cây họ đậu, chất khoáng và nguyên tố vi lượng. Cách sử dụng: dùng để tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất. 2. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân: Là loại phân bón có chứa VSV chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin) hoặc VSV chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan (phân lân hữu cơ vi sinh). Thành phần: than bùn, VSV chuyển hoá lân, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng. Cách sử dụng: dùng để tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất. 3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Là loại phân bón có chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ. VD: Estrasol, mana. Tác dụng: thúc đẩy quá trình phân huỷ và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thụ được. Dùng bón trực tiếp vào đất. Củng cố: - HS trả lời các câu hỏi trong sgk sau bài học. ĐỀ RA : nêu đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dung các loại phân bón : Đáp án bài làm Loại phân bón đặc điểm chính Cách sử dụng chính Điểm Phân hoá học Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng cao. Dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Dễ làm cho đất hoá chua. Dùng bón thúc là chính. Phân đạm và kali cũng có thể bón lót nhưng bón với lượng nhỏ. Phân lân dùng để bón lót. Sau nhiều năm bón đạm và kali cần bón vôi cải tạo đất. Hỗn hợp phân NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc. 3.5đ Phân hữu cơ Chứa nhiều nguyên tố đa lượng. Có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng không ổn định. Có hiệu quả chậm... Không làm hại đất. - Dùng để bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục. ủ hoai tác dụng: nhanh hoai, cây hấp thu tôt + giảm ô nhiễm môi trường + diệt trừ mầm mống sâu, bệnh, cỏ dại 3.5đ Phân vi sinh Thời gian sử dụng ngắn. Chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. Không làm hại đất. Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. Có thể bón trực tiếp vào đất. 3đ Dặn dò: ? Phát PHT theo từng nhóm HS và yêu cầu HS tháo luận điền nội dung vào PHT. Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung PHT. Vấn đáp HS các nội dung triển khai cho các ý.. IV. Tự rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................... ..........................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_13_bai_13_ung_dung_cong_nghe_v.docx