Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 16: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Đặng Ngọc Hiến

docx 2 trang lypk 02/10/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 16: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 16: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Đặng Ngọc Hiến

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 16: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Đặng Ngọc Hiến
Ngày soạn: 4/12/2020 Tiết 16
Mục tiêu
Kiến thức
Sau khi học xong bài này HS phải:

ÔN TẬP
Nắm vững một số kiến thức cơ bản nhất về giống cây trồng , đất, phân bón và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp.
Thái độ
Biét xây dựng sơ đồ kiến thức.
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp: - PP thảo luận, vấn đáp
- PP thuyết trình & giải thích
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, SGK.
Đề cương chi tiết trả lời câu hỏi ôn tập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Học sinh
Ôn lại toàn bộ các bài đã học ở kì 1.
Chú ý trong giờ học.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Nguồn sâu bẹnh hại có thể có từ đâu?
Điều kiện để sâu bệnh phát sinh thành dịch ?
Dạy bài mới
Nội dung
Trong trồng trọt cây nông, lâm cần chú ý tới những nội dung nào?
Mối quan hệ thống nhất giữa các nội dung đó? 1/ Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng ? 2/ Các loại khảo nghiệm giống cây trồng
3/ Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng ?
?Vẽ và giải thích sơ đồ quy trình sản xuất giống cây trồng ?
4/ Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp?
5/ Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất?
6/ Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Đất có những loại độ chua nào?
?Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
7/Trình bày sự hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá
8/ Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật?
9/ Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón?
Câu1.Tiêu chuẩn nào không cần thiết đối với một hạt giống?
A.Hạt có chất lượng cao.	B.Hạt thuần chủng.
C.Hạt không bị sâu bệnh.	D.Hạt to, lớn.
Câu 2: Loại phân nào sử dụng lâu ngày sẽ gây chua đất ?
A. Phân hóa học.	B. Phân vi sinh .
C. Phân chuồng.	D. Phân vi xanh .
Câu 3: Đất xám bạc màu dùng loại phân nào lâu ngày sẽ cải tạo đất ?
A. Phân hóa học.	B. Phân vi sinh .
C. Phân chuồng.	D. Phân hữu cơ .
Câu 4: Nguồn sâu bệnh hại cây trồng ngoài đồng ruộng có từ đâu ?
B.có sẵn tự nhiên trên đồng ruộng.	B. Do trong giống, phân bón mang tới.
C.có từ bào tử của nhiều bệnh.	D. Cả A, và B
Câu 5:Điều kiện để sâu bệnh hại cây trồng phát triển thành ổ dịch lan rộng là gì?
A.nhiệt độ thích hợp.	B.độ ẩm thgích hợp.
C.nguồn thức ăn dồi dào.	D.cả a,b và c.
Câu 6: Để ngăn ngừa sự phát triển của nguồn sâu bệnh hại cây trồng ngoài đồng ruộng thì người nông dân cần phải tiến hành: cày sâu, bừa kỷ, ngâm đất phơi oải đất, sử dụng hạt giống cây con sạch bệnh và ngoài ra cần làm việc gì nữa ?
A.làm vệ sinh liên tục.	B.phát hoang bờ vùng, bờ thửa.
C.phát lá chặt cành để ánh sáng vào. D.phát hiện, tiêu duyệt ổ bệnh sớm nhất.
Câu 7 : Điều kiện về khí hậu đất đai ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng như: nhiệt độ môi trường, điều kiện đất đai, lượng mưa và điều kiện gì nữa
A.nhiệt độ cao.	B.nhiệt độ thấp.
C.độ ẩm không khí.	D.độ pH không khí.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................................
.........................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_16_on_tap_nam_hoc_2020_2021_da.docx