Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020

docx 6 trang lypk 30/09/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020
Ngày soạn 5/12/2019
Mục tiêu bài học

Tiết 17	ÔN TẬP HỌC KỲ I
Sau khi học xong bài này học sinh phải hệ thống, khái quát và nắm được nội dung kiến thức cơ bản về:
Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, chọn lọc vật nuôi.
Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.
Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản.
ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống.
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản.
ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Phương tiện: Giấy khổ lớn, bút dạ; Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chương
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Trình bày các yêu cầu kĩ thuật trong xây dựng chuồng trại? Giải thích cơ sở KH của các yêu cầu đó?
Trình bày các têu chuẩn yêu cầu đối với ao nuôi cá?
Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động I: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm – 5’
Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm
Yêu cầu: Xem lại nội dung kiến thức đã học, khái quát lại những kiến thức trọng tâm của từng phần trong chương I theo các nội dung:
+ Nhóm 1:
Thế nào sinh trưởng, phát dục? Ý nghĩa của các quy luật sinh trưởng, phát dục trong chăn nuôi? Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục.
So sánh phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
+ Nhóm 2:
So sánh mục đích, phương pháp, kết quả của nhân giống thuần chuẩn và lai giống
+ Nhóm 3:
Trình bày cơ sở khoa học, điều kiện và ý nghĩa của phương pháp cấy truyền phôi.
Cơ sở khoa học, nguyên lí và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Nhóm 4:
Kể tên các loại thức ăn của vật nuôi. Phân biệt hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh, hỗn hợp thức ăn đậm đặc. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
- Các nhóm có thời gian 10’ để thảo luận, sau 10’ đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp
Hoạt động II: Báo cáo kết quả thảo luận – 30’
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung
Thế nào sinh trưởng, phát dục? Ý nghĩa của các quy luật sinh trưởng, phát dục trong
chăn nuôi? Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục.
?
2. So sánh phương pháp chọn
Câu 1.
Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước.
-Phát dục là phân hóa, hình thành cơ quan mới,bộ phận mới,chức năng mới
* Ý nghĩacủa các quy luật sinh trưởng, phát dục trong chăn nuôi:
Quy trình sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn: Mỗi thời kì phải có chế độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích hợp để VN phát triển tốt nhất.
Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều: Mỗi giai đoạn có các cơ quan bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lí khẩu phần dinh dưỡng.
Quy luật sinh trưởng - phát dục theo chu kì: Hiểu quy luật này có thể điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi , Giúp ta biết cách nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp chu kì sống của con vật để có hiệu suất cao.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục:
Các đặc điểm về di truyền.
Đặc điểm về ngoại cảnh, môi trường bên ngoài: điều kiện chăm sóc, thức ăn, khí hậu.
Câu 2.
Đặc điểm so
Chọn lọc hàng loạt
Chọn lọc cá thể
sánh
Đối tượng chọn lọc
Tiểu gia súc, gia cầm cái sinh sản
Giống đực
Áp dụng
Khi cần chọn lọc vật nuôi với một số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
Khi cần chọn lọc con giống đạt yêu cầu cao về chất lượng
Cách tiến hành
Tự đặt ra những chỉ tiêu chọn lọc, theo dõi số liệu trên đàn vật nuôi, chọn lọc, giữ lại những cá thể đạt chỉ tiêu và nuôi dưỡng để làm giống.
Chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân, chọn lọc (kiểm tra) đời sau.
Ưu điểm
Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao và công nghệ cao, ít tốn kém.
Hiệu quả chọn lọc cao, kiểm tra được cả kiểu gen, kiểu hình.
Nhược điểm
Hiệu quả chọn lọc chưa cao
Tốn	thời
gian(chậm), đòi hỏi về yêu cầu kĩ thuật và công nghệ (phức tạp), tốn kém
lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?
So sánh mục đích, phương pháp, kết quả của nhân giống thuần chuẩn và lai giống
Câu 3.
Nhân giống thuần chủng
Lai giống
4. Trình bày cơ sở khoa học, điều kiện và ý nghĩa của phương pháp cấy truyền phôi.
Câu 4.
Cơ sở khoa học
Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở gđ đầu của quá trình PT
Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và PT bình thường ( sự phù hợp đó
Mục đích
Làm cho gen có íchcủa giống được bảo toàn và những đặc tính tốt của giống được duy trì.
-Làm cho giống đó ngày càng đồng nhất về kiểu hình.
Tăng nhanh số lượng.
Làm thay đổi ĐT của giống, tạo ra giống mới.
-Lai KT: Sử dụng ưu thế lai F1.
-Lai gây thành;tạo ra giống mới.
-Tuyển chọn những cá thể bố, mẹ thuộc cùng một giống.
Phương pháp
Cho giao phối để sinh con
Nuôi dưỡng, chăm sóc và tiếp tục chọn lọc đời con để nhân giống tiếp.
-Lai kinh tế, lai gây thành.
Kết quả
Tạo ra đời con mang 100% máu của giống đó.
Lai kinh tế: Tạo ra con lai có ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống.
Lai gây thành: gây tạo giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau.
5. Cơ sở khoa học, nguyên lí và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
gọi là sự đồng pha )
- Sử dụng các chế phẩm SH chứa hoocmon có thể điều khiển sinh sản của VN theo ý muốn
ĐK cấy truyền phôi:
+ Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường
+ Phôi của bò cho phải được thụ tinh ( tự nhiên hoặc nhân tạo) và phải được nuôi dưỡng tốt( hiện nay có ngân hàng phôi...)
+ Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi và cấy phôi thành công
Lợi ích: Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những VN quý hiếm
Câu 5.
Cơ sở khoa học.
ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động sống của các VSV để chế biến làm giàu thêm chất dd trong các loại thức ăn đã có hoặc SX ra các loại thức ăn mới cho vật nuôi
VD: + ủ lên men thức ăn nhờ VSV như nấm men, VK...
* Nguyên lí.
Cấy các chủng nấm men hay VK có ích vào thức ăn và tạo đk thuận lợi để chúng PT, sản phẩm thu được là thức ăn có giá trị dd cao hơn.
- ví dụ: chế biến bột sắn nghèo Pr thành bột sắn giàu Pr.
* y Nghĩa: tạo nguồn thức ăn giàu Pr từ các nguyên liệu nghèo chất dd và rẻ tiền
6. Kể tên các loại thức ăn của vật nuôi. Phân biệt hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh, hỗn hợp thức ăn đậm đặc. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
Câu 6
* Các loại thức ăn của vạt nuôi:
-Thức ăn tinh: thức ăn giàu năng lượng. giàu prôtêin VD: Ngô, khoai, sắn,thóc gạo
- Thức ăn xanh: các loại rau xanh, cỏ tươi, thức ăn ủ xanh
VD: Thân lá, cây trồng, cỏ trồng, cỏ hoang, rau muống
- Thức ăn thô.
VD: Rơm rạ, bã mía, cỏ khô
- Thức ăn hỗn hợp: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn hỗn hợp đậm đặc
(Để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng người ta dùng phương pháp ủ kiềm hoặc ủ u rê.Vai trò của phương pháp đó:tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn vì thức ăn thô là thức ăn rất nghèo chất dinh dưỡng. ngoài ra còn để vật nuôi dễ tiêu hóa.)
 Phân biệt thức ăn hỗn hợp đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
Loại thức ăn
So sánh
Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Thành phần
Prôtêin, khoáng, vitamin, có tỉ lệ % cao ở mứa đậm đặc.
Có đầy đủ cân đối các thành phần cho vật nuôi.
Cách sử dụng
Bổ sung vào các loại thức ăn khác như cám, ngô, rau, cỏ,...
Không cần bổ sung các loại thức ăn khác.
 Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn:
Đảm bảo:
- Tính khoa học:
+ Đảm bảo đủ tiêu chuẩn
+ Phù hợp khẩu vị, vật nuôi thích ăn
+ Phù hợp đặc điểm sinh lí tiêu hóa
- Tính kinh tế:
+Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành.
Củng cố
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, ý thức thái độ học sinh qua bài ôn tập học kỳ
Hướng dẫn
Ôn lại kiến thức chương I, liên hệ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
Chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra học kỳ I

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_17_on_tap_hoc_ky_i_nam_hoc_201.docx