Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 18, Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

docx 2 trang lypk 02/10/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 18, Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 18, Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 18, Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Ngày soạn:2/1/2021 Tiết :18
Bài 16:
Thực hành :NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH HẠI LÚA
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, GV cần phải làm cho HS:
Kiến thức
Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh phổ biến ở nước ta.
- tìm ra biện pháp ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển tương ứng với mỗi giai đoạn.
Kỹ năng:
Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành.
Thái độ :
có ý thức nhìn nhận tác hại của sâu , bệnh hại . tìm ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học:
PP thuyết trình & giải thích
Hoạt động nhóm.
Phương tiện dạy học: H16.1-6.
Tiến trình tổ chức bài học:
Ổn định lớp:
Bài cũ:
GV kiểm tra mẫu vật
Bài mới: GV trình chiếu bằng máy chiếu
Hoạt động của GV
Nội dung
GV: Mục tiêu của bài thực hành này là gì?
HS:
Nêu mục tiêu của bài học.
Chuyển sang trạng thái chủ động thu nhận kiến thức
GV: Giới thiệu quy trình thực hành.
HS: Tự ghi và nắm các bước thực hành
Hướng dẫn HS ghi kết quả và nhận xét kết quả thực hành.
Kiểm tra nếu HS đã nắm quy trình thực hành GV tiến hành:
+ Phân nhóm HS thực hành (4 nhóm).
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Cho HS tiến hành theo đúng quy trình.
Thực hành
Mục tiêu: SGK
Chuẩn bị: SGK
Quy trình thực hành:
Bước 1: Giới thiệu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu,bệnh hại lúa phổ biến
. 1. Sâu đục thân hai chấm
Đặc điểm gây hại:
Đục thân lúa, cắn đứt đường dinh dưỡng làm cây chết phần ngọn
Đặc điểm hình thái:
+ Trứng: Hình bầu dục, xếp thành ổ như hạt đậu tương
+ Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu nâu vàng.
+ Nhộng màu vàng tới nâu nhạt, màm đầu dài hơn mầm cánh.
+ Ngài có hai chấm đen to ở hai cánh
Quan sát, nhắc nhở HS.
Bước 2: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
Sâu hại lúa:
a/ Sâu đục thân bướm 2 chấm b/ Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
c/ Rỗy nâu hại lúa
Bệnh hại lúa a/ Bệnh bạc lá lúa b/ Bệnh khô vằn
c/ Bệnh đạo ôn
Đánh giá về việc thực hiện quy trình và kết quả thực hành.
2. Sâu cuốn lá
Đặc điểm gây hại:
Cuốn lá thành tổ và ăn lá lúa
Đặc điểm hình thái:
+ Trứng hình bầu dục, màu vàng đục
+ Sâu non khi ăn lá có màu xanh
+ Nhộng màu vàng
+ Ngài cánh có vân ngang, làn sóng theo mép cánh
3. Bệnh bạc lá
Đặc điểm gây hại:
Gây hại trên phiến lá, làm lá lúa cháy, có màu bạc trắng; vết bệnh thường nằm ở ngọn lá và mép lá.
Đặc điểm hình thái:
+ Bệnh do vi khuẩn gây ra
+ Ban đầu có màu xanh đậm, tối sau chuyển sang màu xám bạc. Vết bệnh có viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe.
4. Bệnh khô vằn
Đặc điểm gây hại:
+ Có thể gây hại trên cả mạ và lúa
+ Bệnh xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá thấp sau đó ăn sâu vào thân cây, lan tới đòng và hạt
Đặc điểm hình thái:
+ Do nấm gây lên
+ Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc nâu bạc có viền tím
III. Đánh giá kết quả:
Củng cố:
Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thực hành của HS.
Yêu cầu HS dọn dẹp PTN sau khi đã thực hành xong.
Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bảng tường trình kết quả thực hành và nộp lại vào tiết học sau.
Đọc trước bài 17
IV. Tự rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_18_bai_16_thuc_hanh_nhan_biet.docx