Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 19+20+21: Chủ đề “Phòng trừ tổng hợp dịch hại - Chiến lược bảo vệ cây trồng hiệu quả” - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

docx 12 trang lypk 02/10/2023 1350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 19+20+21: Chủ đề “Phòng trừ tổng hợp dịch hại - Chiến lược bảo vệ cây trồng hiệu quả” - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 19+20+21: Chủ đề “Phòng trừ tổng hợp dịch hại - Chiến lược bảo vệ cây trồng hiệu quả” - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 19+20+21: Chủ đề “Phòng trừ tổng hợp dịch hại - Chiến lược bảo vệ cây trồng hiệu quả” - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Ngày soạn: 4/1/2021 Tiết :19+20+21
Tên chủ đề: “PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI – CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ”
Khối: 10, thời lượng: 3 tiết (tiết 19-21)
Chủ đề dạy học được thiết kế trên cơ sở nội dung các bài học trong chương trình Công nghệ 10 sau đây:
Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Bài 18: Pha chế chế phẩm sinh học trừ sâu hại
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nêu được khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của việc phòng trừ tổng hợp dịch hại.
Nêu và giải thích được nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Trình bày được nội dung, ưu và nhược điểm của các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại.
Nêu được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường.
Biết cách làm bài thực hành .
-.Pha chế được chế phẩm sinh học trừ sâu hại.
-.Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
Kĩ năng
Hợp tác nhóm
Thuyết trình
Phân tích, tổng hợp kiến thức...
Thái độ
Có ý thức phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, kết hợp với bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
Có ý thức thận trọng khi tiếp xúc và sử dụng thuốc hóa học BVTV. Tuyên truyền, vận động mọi người giữ gìn vệ sinh, thực hiện đúng những quy định về an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học BVTV.
Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành.
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Năng lực tự học
MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1 Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- Nêu được khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (câu 1.1).
Nêu được các nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (câu 1.2).
Xác định được các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (câu 1.3).
Giải thích được vì sao cần phải áp dụng nhiêu BP khác nhau khi tiến hành phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (câu 2.1).
Phân tích được ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại(câu 2.2)
Liên hệ công tác phòng trừ dịch hại ở gia đình, địa phương (câu 3.1)
Đề xuất các BP phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng phù hợp với ĐK ở gia đình, địa phương (câu 3.2).
- Vận dụng được hiểu biết về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng để tuyên truyền vận động mọi người thực hiện trong quá trình sản xuất ở gia đình, cộng đồng (3.3).
- Đề xuất và thực hiện được các giải pháp để tạo nên sản phẩm sạch ở gia đình, địa phương (câu 4.1) .
2. Làm bài
- Nêu được ảnh
- Phân tích được
Vận	dụng	được
pha chế chế
hưởng	xấu	của
nguyên	nhân	của
kiến thức đã học để
phẩm	sinh
thuốc hóa học tới
những ảnh hưởng
vận	động,	tuyên
học trừ sâu
quần thể sinh vật
đó (câu 2.3)
truyền mọi người
và	môi	trường
sử dụng thuốc hóa
(câu 1.4).
học hợp lí nhằm
hướng tới nền nông
nghiệp	bền	vững
(câu 3.4).
BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi, bài tập ở mức độ nhận biết
Câu 1.1: Hãy nêu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Câu 1.2: Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
Trồng cây khỏe, bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh
Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người sử dụng, đi thăm đồng phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời có biện pháp hạn chế sự gây hại của chúng
Tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật
A và B
Câu 1.3: Khi tiến hành phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng cần áp dụng biện pháp nào?
Biện pháp kĩ thuật và sử dụng giống mang gen kháng sâu bệnh
Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật
Biện pháp kĩ thuật, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, sinh học, biện pháp cơ giới vật lí. Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại tới ngưỡng gây hại và các biện pháp khác không hiệu quả
A và B
Câu 1.4: Sử dụng thuốc hóa học BVTV không hợp lí sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nào?
Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường phá vỡ cân bằng sinh thái.
Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho con người.
Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ thế cân bằng sinh thái phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh cho người.
Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ côn trùng có ích, gây bệnh hiểm nghèo cho người.
Câu hỏi/ bài tập ở mức độ thông hiểu
Câu 2.1: Vì sao phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Câu 2.2: Trình bày ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Câu 2.3: Vì sao sử dụng thuốc hóa học BVTV lại gây ra những ảnh hưởng xấu tới quần thể sinh vật và môi trường?
Câu hỏi/ bài tập ở mức độ vận dụng
Câu 3.1: Trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, gia đình hoặc mọi người ở địa phương em đã thực hiện được những biện pháp nào? Những biện pháp nào chưa được thực hiện? Vì sao?
Câu 3.2: Gia đình Bác An ở huyện ngoại thành có mảnh vườn khá rộng. Nhận thấy nhu cầu rau sạch của người dân trong thành phố ngày càng cao, gia đình Bác An dự định sẽ dùng toàn bộ diện tích để trồng rau sạch. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy tư vấn cho gia đình Bác An có một vườn rau đảm bảo dinh dưỡng, lại vừa sạch sâu bệnh.
Câu 3.3: Cho đến nay, biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vẫn chưa được mọi người chú trọng. Em sẽ làm thế nào để tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng trong quá trình sản xuất rau ở gia đình, cộng đồng.
Câu 3.4: Em có nhận xét gì về tình trạng sử dụng thuốc hóa học ở địa phương em. Bản thân cần làm gì để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thuốc hóa học một cách an toàn, hợp lí nhất?
Câu hỏi /bài tập ở mức độ vận dụng cao
Câu 4.1: Bằng những hiểu biết thu nhận được qua bài học và điều tra thực tế, em hãy thử đề xuất các biện pháp kĩ thuật cần thiết ở gia đình, địa phương em nhằm đảm bảo yêu cầu 3 sạch: đất sạch, phân bón sạch, sạch sâu bệnh.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
1/ Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Làm	chế phẩm sinh học trừ sâu
Dạy học tại lớp
2 tiết
Tiết 19-20
- Máy ảnh hoặc điện thoại thông minh,máy chiếu; giấy Ao, bút dạ, bảng phụ, phấn; tranh ảnh
Hs mang các nguyên liệu ớt cay(0.5 kg),
tỏi(0.5kg),	gừng
(0.5kg)
2/ Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV tới quần thể sinh vật và môi trường
Dạy học tại lớp
1 tiết
Tiết 21
- Máy ảnh hoặc điện thoại thông minh,máy chiếu; giấy Ao, bút dạ, bảng phụ, phấn; tranh ảnh, một số loại thuốc BVTV có bán trên thị trường địa phương (bao gói cẩn thận)
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục đích

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tạo không khí vui vẻ, khơi gợi hứng thú của HS vào chủ đề học tập
Tạo ra tình huống có vấn đề, từ đó đề xuất được vấn đề cần giải quyết.
Nội dung
Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn”:
Làm việc cá nhân: HS suy nghĩ và viết vào vở nội dung câu trả lời dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.
Làm việc nhóm: Từng cá nhân trình bày đề xuất về giải pháp giải quyết vấn đề đã xác định. Thư kí nhóm tập hợp các ý kiến thảo luận trong nhóm , thống nhất đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm
Bước 3: Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và tiếp tục thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
Bước 4: Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề
Từ kết quả thực hiện nhiệm vụ các nhóm và kết quả thảo luận GV giúp HS hiểu được: Muốn bảo vệ được sức khỏe con người, tạo được sản phẩm sạch, cần:
Trang bị được các kiến thức về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Xác định được các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV.
Sau khi xác định được giải pháp giải quyết vấn đề, GV hướng dẫn cho HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề theo trình tự:
Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề
Đề xuất được các biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả. Đồng thời biết cách sử dụng hợp lí thuốc hóa học BVTV an toàn và hiệu quả. Tuyên truyền để mọi người dân cùng thực hiện.
Xác định được các nhiệm vụ cần thiết để xác định đươc mục tiêu:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trong 2 bài học (bài 17, bài 19) và các nguồn thông tin khác (Internet, tài liệu tham khảo...).
+ Vận dụng kiến thức mới được hình thành kết hợp với kiến thức thực tế của HS về phòng trừ dịch hại ở gia đình, địa phương.
+ Tập hợp thông tin thu thập được và chuẩn bị trình bày theo phương án phù hợp.
Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề
GV gợi y cho HS lập thành bảng kế hoạch thực hiện. Xác định được mục tiêu, thiết bị, tài liệu cần có, phương pháp thuyết trình....
Sản phẩm hoạt động
HS đề xuất được vấn đề cần nghiên cứu.
Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
Kế hoạch giải quyết vấn đề của nhóm và dự kiến trình bày kết quả hoạt động của nhóm
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục đích
Thông qua hoạt động này, HS hình thành các kiến thức lí thuyết theo kế hoạch đã lập.
Nội dung
- HS nghiên cứu nội dung bài 17, bài 19 – SGK Công nghệ 10; hoạt động cá nhân, nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu các nhiệm vụ HS cần thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nội dung bài 17 – SGK Công nghệ 10 để trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày nội dung, ưu điểm, hạn chế của các biện pháp sau:
+ Biện pháp kĩ thuật
+ Biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp cơ giới – vật lí.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu nội dung bài 17, bài 19 – SGK Công nghệ 10 để trả lời câu hỏi sau:
Sử dụng thuốc hóa học BVTV có ưu điểm gì?
Thuốc hóa học BVTV có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nào? Vì sao?
Cần có những biện pháp nào để hạn chế những tác hại do thuốc hóa học gây ra? Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu nội dung bài 17– SGK Công nghệ 10 để trả lời câu hỏi sau:
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
Tại sao cần sử dụng phối hợp các biện pháp để phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Trình bày các nguyên lí cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
GV chia lớp thành 6 nhóm. Sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm và nêu phương thức thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép. Cách thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Hoạt động nhóm chuyên sâu: nhóm 1 và nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ 1; nhóm 3 và 4 thực hiện nhiệm vụ 2; nhóm 5 và 6 thực hiện nhiệm vụ 3. Các thành viên trong nhóm làm việc cá nhân trước (theo kĩ thuật khăn trải bàn). Sau đó trình bày, thảo luận trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Cần đảm bảo rằng, tất cả các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ và trình bày được câu trả lời – kết quả thảo luận của nhóm một cách đầy đủ, rõ ràng.
Giai đoạn 2: Hoạt động của nhóm “mảnh ghép”. Thành lập nhóm mới gồm 3 thành viên của 3 nhóm chuyên sâu (một người từ nhóm thực hiện nhiệm vụ 1; một người từ nhóm thực hiện nhiệm vụ 2; một người từ nhóm thực hiện nhiệm vụ 3). Từng thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình. Cần đảm bảo rằng, tất cả các thành viên trong nhóm trình bày và hiểu được các nội dung của 3 nhóm nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân: Nghiên cứu nội dung trong SGK, liên hệ thực tế, suy nghĩ và viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
Làm việc nhóm:
+ Làm việc trong nhóm chuyên gia: Lần lượt thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Thư kí nhóm ghi lại các ý kiến thảo luận và thống nhất y kiến trong nhóm chuyên gia. Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến bổ sung để chuẩn bị báo cáo trong nhóm mảnh ghép.
+ Làm việc trong nhóm mảnh ghép: Trong mỗi nhóm mảnh ghép có thể có 6-9 thành viên đến từ 3 nhóm chuyên gia. Do đó mỗi nhiệm vụ sẽ có đại diện của một nhóm chuyên gia báo cáo, đại diện các nhóm sẽ cùng bổ sung y kiến. Các thành viên khác trong nhóm ghi chép báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm vào vở. Mỗi thành viên phải ghi chép đầy đủ kết quả thực hiện cả 3 nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Đại diện một nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất y kiến.
Bước 4: Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Biện pháp
Biện pháp kĩ thuật
Nội dung
Làm đất, cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, gieo trồng đúng thời vụ, bón phân, tưới tiêu, luân canh cây trồng...
Hạn chế
Đơn giản, dễ làm
Bảo vệ môi trường
Sản phẩm an toàn
Hạn chế
Hiệu quả chưa cao. Tác dụng phòng là chính.
Khó ngăn chặn khi sâu bệnh phát triển thành dịch
Biện pháp
Biện pháp sinh học
Nội dung
Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Ưu điểm
Có hiệu quả cao
Bảo vệ môi trường
Sản phẩm an toàn
Hạn chế
Phạm vi sử dụng hẹp.
Vận dụng khó khăn.
Việc nuôi thả có thể tốn kém, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Biện pháp
Biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh
Nội dung
Sử dụng các giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế sâu bệnh. Ví dụ: Giống lúa OM 6976 chống đạo ôn, rầy nây; giống MTL 547 chống đạo ôn...
Ưu điểm
Bảo vệ môi trường
Sản phẩm an toàn
Hạn chế
Chỉ có tác dụng phòng
Thời gian tạo giống lâu
Mỗi giống chỉ chống chịu một vài loại bệnh chủ yếu
Biện pháp
Biện pháp cơ giới, vật lí
Nội dung
Sử dụng bẫy ánh sáng, bấy mùi vị, bắt bằng vợt, bằng tay...
Ưu điểm
Bảo vệ môi trường
Sản phẩm an toàn
Có hiệu quả
Hạn chế
Đòi hỏi trang thiết bị
Cần có vốn hiểu biết nhất định
- Nếu việc dùng thuốc hóa học được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ đem lại nhiều tác dụng trong sản xuất nông nghiệp như:
+ Đẩy lùi tác hại của sâu, bệnh, cỏ dại và các sinh vật gây hại khác đối với cây trồng và nông sản một cách nhanh chóng, triệt để.
+ Đảm bảo cho các giống tốt phát huy được các đặc tính ưu việt; giúp cây trồng tận dụng được các điều kiện thuận lợi của các biện pháp thâm canh.
+ Cây trồng sẽ cho năng suất và chất lượng nông sản cao, có giá trị xuất khẩu mạnh, thu lãi nhiều cho nông dân
- Mặc dù thuốc hóa học BVTV có nhiều tác dụng nhưng lại ảnh hưởng xấu quần thể sinh vật và môi trường.
Ảnh hưởng xấu
Nguyên nhân
Tác động đến mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy lá, táp lá, thân làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích, thiên địch trên đồng ruộng, trong đất, nước; làm phá vỡ cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn, hệ sinh thái
Do thuốc hóa học BVTV thường có độ độc cao, phổ độc rộng, lâu phân hủy.
Do sử dụng thuốc với nồng độ, liều lượng quá cao, không hợp lý.
Do thuốc có độc tính cao, trong khi thời gian cánh ly không đảm bảo.
Do sử dụng liên tục một loại thuốc hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau nên bị “lờn” thuốc
Làm xuất hiện các quần thể dịch hại kháng thuốc, hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với thuốc hóa học BVTV.
Các chất hóa học BVTV phân hủy trong đất chậm tạo ra lượng dư đáng kể cuốn vào chu trình đất - cây - động vật - người gây ô nhiễm môi trường đất: và tác hại khó lường.
Một lượng thuốc sẽ ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sông, lan truyền và tích lũy gây ô nhiễm môi trường nước.
Gây ô nhiễm môi trường không khí do thuốc phát tán vào không khí, nếu con người hít phải gây đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí tử vong.
Tích lũy trong lương thực, thực phẩm; đi vào cơ thể động vật thủy sản (tôm, cua, cá) vào nông sản, thực phẩm (thóc gạo, ngô, rau, hoa, quả), cuối cùng đi vào cơ thể con người và vật nuôi.
Gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, nổi mận ngứa, đau đầu, chóng mặt và các bệnh hiểm nghèo, ung thư, sẩy thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Do quá lạm dụng thuốc hóa học BVTV trong phòng trừ sâu, bệnh và sản xuất.
Do mua và sử dụng các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác (đặc biệt thuốc từ Trung Quốc).
Do ý thức, nhận thức chưa cao nên thường súc rữa nình, vứt chai lọ bao bì bừa bãi sau sử dụng thuốc.
Do bảo quản không đúng cách hoặc sử dụng chai lọ làm đồ dùng sinh hoạt.
Do không tuân thủ về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Do người sử dụng thiếu kiến thức, hiểu biết về thuốc BVTV.
Do chạy theo lợi nhuận, sử dụng thuốc tràn lan, bất chấp hậu quả cho môi trường, quần thể sinh vật và con người.
Do sử dụng các loại thuốc không phù hợp với đặc điểm, vòng đời của sâu bệnh nên hiệu quả không cao, lần sau phải phun nồng độ, liều lượng cao hơn.
Do tập quán canh tác truyền thống lạc hậu, chủ quan, sử dụng thuốc theo thói quen mà không lường trước hậu quả.
Do cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương thiếu kiểm tra giám sát việc mua, bán, sử dụng thuốc.
* Biện pháp hạn chế:
Chỉ sử dụng thuốc hóa học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường.
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.
Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
* Phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng vì:
Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định.Việc sử dụng phối hợp các biện pháp sẽ khắc phục được hạn chế và phát huy được ưu điểm của từng biện pháp. Đồng thời đây là phương thức hữu hiệu nhất để tiến đến nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
* Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lý.
* Nguyên lý cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại:
Trồng cây khỏe
Bảo tồn thiên địch
Thăm đồng thường xuyên
Nông dân trở thành chuyên gia
GV nhận xét chung, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của HS.
Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS đối chiếu kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết quả thảo luận chung và kết luận để tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm hoạt động
Ghi chép có bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3.
Ghi chép những kiến thức mới hình thành.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động qua tự đánh giá và đánh giá của nhóm, GV.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Mục đích
HS vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Qua đó củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được, đồng thời, GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa, ở mức độ nào.
Nội dung
HS trả lời các câu hỏi được giao thông qua họat động cá nhân, nhóm.
Cho hs làm bài SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC TRỪ SÂU
Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1: giao nhiệm vụ: chia mỗi nhóm có 4 thành viên Chuẩn bị : tỏi, gừng, ớt , chai nhựa...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm cho mỗi nhóm thực hiện công việc đã giao: tạo chế phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án câu hỏi/bài tập. HS tự đánh giá kết quả học tập.
GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS.
Sản phẩm hoạt động
Phần trình bày kết quả làm các bài tập vận dụng được giao.
Tự đánh giá và đánh giá của nhóm, GV về kết quả làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục đích
Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần hình thành năng lực học tập.
Nội dung
HS được hướng dẫn hoạt động theo nhóm; trao đổi, thảo luận với gia đình, cộng đồng về công tác phòng trừ dịch hại ở địa phương. Đồng thời có biện pháp tuyên truyền phù hợp...
- Hoạt động này được thực hiện ở gia đình, địa phương.
Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao cho HS về nhà thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ dịch hại ở gia đình, địa phương.
+ Tình trạng sử dụng thuốc hóa học BVTV ở gia đình, địa phương.
+ GV yêu cầu mỗi nhóm sáng tác một bài thơ, ca, hò vè, dân ca ví dặm hoặc bài thuyết trình tuyên truyền về thuốc hóa học BVTV.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động theo kế hoạch đã thống nhất. Trong quá trình hoạt động ở gia đình, địa phương, GV thường xuyên theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Lần lượt đại diện các nhóm trình bày.
Chấm và trao giải, lựa chọn phổ nhạc để tham gia biểu diễn và tuyên truyền.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vận dụng.
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng dựa vào kết quả thực hiện. GV trao giải cho HS thắng cuộc.
Sản phẩm hoạt động
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động vận dụng được ghi chép đầy đủ vào vở.
Tự đánh gía và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục đích
Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Qua đó hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Nội dung
- GV giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn HS tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học.
Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS về nhà thực hiện những nhiệm vụ sau:
Hãy chia sẽ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của bản thân về thuốc BVTV. Giải thích với mọi người về sự cần thiết phải sử dụng thuốc BVTV hợp lí.
Tìm hiểu về quy trình phun thuốc hóa học BVTV của người dân địa phương và cho biết họ đã thực hiện đúng kĩ thuật chưa.
Tìm hiểu thêm về đặc điểm, đặc tính của một số loại sâu, bệnh hại thường gặp ở địa phương để có biện pháp phòng trừ.
Tự chế được một số sản phẩm bảo vệ cây trồng, an toàn cho sức khỏe con người: từ tỏi...
Cùng với mọi người trong gia đình, địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe của con người trong quá trình sử dụng thuốc.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV thường xuyên theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3. Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ (được thực hiện vào đầu tiết học sau)
Đại diện các nhóm trình bày, phân tích kết quả thực hiện của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bình luận kết quả đạt được của nhóm vừa trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
Sản phẩm hoạt động- Sản phẩm tự chế để bảo vệ cây trồng.
Ghi chép những điều HS đã thu thập được khi tham gia các hoạt động trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_192021_chu_de_phong_tru_tong_h.docx