Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Bản Ngà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Bản Ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Bản Ngà
Ngày soạn: Tiết 20: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN Lớp giảng Ngày giảng HS vắng Ghi chú 10A 10B I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài , HS phải: Biết được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng Biết được 1 số phương pháp lai giống phổ biến trong chăn nuôi và thuỷ sản 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK 3/ Giáo dục tư tưởng: Biết vận dụng các phương pháp lai để tạo ra các giống VN và thuỷ sản có năng suất chất lượng tốt cho gia đình, địa phương II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1/ Chuẩn bị của thầy. Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. 2/ Chuẩn bị của trò: Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ Nêu và cho ví dụ các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi: Nêu một số phương pháp chọn lọc giống VN phổ biến? Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNGCỦA GV& HS NỘI DUNG BÀI GIẢNG GV: đưa ví dụ sau đó yêu cầu HS nhân xét đặc điểm phép lai đó? ( về P, F1). Vây thế nào là nhân giống TC? Em hiểu chữ thuần chủng ntn? lấy VD khác? (?) Đặc điểm của con lai? Vậy NGTC nhằm mục đích gì? (?) Muốn NGTC đạt kết quả tốt người chăn nuôi phải làm gì? HS: Phải chọn lọc giống tốt, tạo đk tốt nhất cho con lai ST, PT đến trưởng thành (?) Từ khái niệm hãy cho biết nhân giống TC với lai giống có những điểm gì khác nhau?Cho VD về lai giống ?( P, F1) I/ Nhân giống thuần chủng: 1/ Khái niệm: Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó VD: Lợn đực móng cái x Lợn cái MC --> F1: lợn MC Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái --> Bò HL 2/ Mục đích: Tăng số lượng Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống II/ Lai giống; 1/ Khái niệm: Là PP cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới tốt hơn bố mẹ HS: Lợn ỉ x lợn ngoại --> lợn lai GV giải thích ưu thế lai là gì? GV: VD: ngựa x lừa --> Con la (?) Đặc điểm của con la? ( sức SX tốt, Không có khả năng SS) Chú ý VD này thể hiện ưu thế lai nhưng không là lai giống vì đây là lai khác loài (?) So sánh hình 25.2 và 25.3? (?) Lấy VD về lai KT trong thực tế chăn nuôi mà em biết (?) Mục đích của lai KT là gì?Vì sao không dùng F1 để làm giống? HS: Vì ưu thế lai cao nhất ở f1, sau đó giảm dần ở các thế hệ sau vì tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp lặn tăng ( viết sơ đồ lai chứng minh) (?) Tại sao lai gây thành phải tiến hành qua nhiều bước? ( để con lai có sự ổn định về mặt DT) 2/ Mục đích: Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng SX ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản Làm thay đổi đặc tính DT của giống đã có hoặc tạo ra giống mới 3/ Một số phương pháp lai: tuỳ mục đích: a/ Lai kinh tế: Phương pháp: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức SX cao hơn Tất cả con lai dùng để nuôi lấy Sp, không dùng để làm giống Phân loại: + Lai KT đơn giản: lai giữa 2 giống Sơ đồ: hình 25.2 VD: Lợn ỉ x lợn ngoại --> lợn lai ( dùng để lấy thịt) + Lai KT phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên Sơ đồ: hình 25.3 VD: SGK hình 25.4 b/ Lai gây thành ( lai tổ hợp) Phương pháp: lai 2 hay nhiều giống sau đó chọnlọc các đời lai tốt nhất để nhân lên tạo thành giống mới VD: SGK 4/ Kết quả lai giống: Lai kinh tế: Tạo ra con lai có ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó nuôi lấy SP, không dùng làm giống Lai gây thành: gây tạo giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau Củng cố: So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống? a/ Giống nhau: Đều phát triển số lượng, duy trì, củng cố nâng cao và tạo ra những cá thể con giống có tính di truyền tốt b/ Khác nhau: Nhân giống thuần chủng Lai giống Khái niệm Là PP cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó Là PP cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới tốt hơn bố mẹ Mục đích Tăng số lượng Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống Làm thay đổi tính DT của giống, tạo ra giống mới -Lai KT: Sử dụng ưu thế lai F1 -Lai gây thành;tạo ra giống mới Phương pháp Nhân giống thuần chủng theo dòng Lai kinh tế, lai gây thành So sánh lai kinh tế và lai gây thành? Giống nhau: Là PP cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới tốt hơn bố mẹ Khác nhau: về mục đích sử dụng F1 + Lai kinh tế : sử dụng F1 để nuôi lấy SP như thịt trứng sữa, không sd để nhân giống + Lai gây thành: tiến hành qua nhiều bước, nhiều thế hệ để con lai có tính Dt ổn định có thể làm con giống để nhân giống Bài tập về nhà: Viết công thức lai tạo giống cá V1 ở nước ta? Phân tích ưu điểm của giống cá này? &
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_20_cac_phuong_phap_nhan_giong.docx