Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 23, Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi - Trường THPT Bản Ngà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 23, Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi - Trường THPT Bản Ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 23, Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi - Trường THPT Bản Ngà
Ngày soạn: Tiết 23: BÀI 28: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI Lớp giảng Ngày giảng HS vắng Ghi chú 10A 10B MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài , HS phải: - Biết được các loại nhu cầu về dinh dưỡng của vật nuôi - Biết và phân biệt được tiêu chuẩn khẩu phần ăn của VN, nguyên tắc khi phối hợp khẩu phần ăn 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, liên hệ thực tế SX 3/ Giáo dục tư tưởng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để xác định tiêu chuẩn và phối hợp khẩu phần ăn cho VN trong gđ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1/ Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. 2/ Chuẩn bị của trò: Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là cấy truyền phôi bò? Lợi ích? Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò? Dạy bài mới: (?) Theo em vì sao phải quan tâm tìm hiểu nhu cầu dd của VN ( tầm quan trọng của thức ăn với ST của VN)? (?) Nhu cầu từng chất dd có giống nhau với các loại VN không? HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG BÀI GIẢNG (?) Thế nào là nhu cầu dd của VN? Phụ thuộc vào những yếu tố gì?Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu SX? (?) Xác đinh nhu cầu dd cho : VN lấy thịt, sức kéo, mang thai. đẻ trứng, đực giống? VN lấy thịt; ( lợn): thức ăn giàu NL như các laọi hạt ngũ cốc giàu gluxit, các loại cám gạo, bột sắn, không cho ăn các loại nhiều mỡ như ngô, khô dầu sẽ làm mỡ nhão, chất lượng thịt kem VN lấy sức kéo; rơm rạ, cỏ, cây ngô, bã mía, thường nấu cháo hoặc cám cho ăn trước khi đi cày bừa Gia súc mang thai, đẻ trứng: chú ý Pro Đực giống: đạm ( bột cá, đỗ tương rang), bột ( cám, bột ngô, bột sắn) cân đối vitamin I/ Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi: * ĐN: là lượng thức ăn VN phải thu nhận vào hàng ngày để duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm a/ Nhu cầu duy trì: SGK b/ Nhu cầu sản xuất SGK Kết luận: Mỗi loại VN có nhu cầu dd khác nhau về lượng và chất. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại VN mà có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau ( rau xanh) (?) Làm thế nào để xác định được tiêu chuẩn ăn của VN? (?) Năng lượng là gì? Đơn vị? Vai trò của NL với VN? Laọi thức ăn nào cung cấp chủ yếu NL cho VN? (?) VD: tỉ lệ tiêu hoá Pr đỗ tương là 85% nghĩa là gì? ( cứ ăn 1000 g đỗ tương thì VN tiêu hoá được 850 g Pr đỗ tương) (?) Thế nào là khoáng đa lượng? Vi lượng? Vai trò? (?)Vitamin có nhiều trong loại thức ăn nào? ( rau xanh, cỏ xanh, các loại hoa quả, tắm nắng ) (?) Vi có giá trị cung cấp năng lượng không? vậy vai trò của nó là gì? (?) Phân biệt tiêu chuẩn với khẩu phần? HS: tiêu chuẩn là quy định mức ăn thể hiện bằng các chỉ số dd có trong khẩu phần căn cứ vào nhu cầu dd của VN. Khẩu phần là lượng các loại thức ăn cung cấp hàng ngày đáp ứng nhu cầu dd. Trong chăn nuôi xđ được nhu cầu dd sẽ xác định được tiêu chuẩn từ đó lập khẩu phần ăn phù hợp (?)Tại sao nguyên tắc lập KP lại phải đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế? HS: Đảm bảo tính KH mới đáp ứng được nhu cầu dd cả về chất lượng và số lượng TA.. Đảm bảo tính KT mới hạ giá thành ,CN có hiệu quả II/ Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi: 1/ Khái niệm: là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho 1 VN trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dd của nó 2/ Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn: a/ năng lượng: Vai trò duy trì mọi HĐ sống cho VN, được tính bằng Calo hoặc jun Thức ăn cung cấp NL chủ yếu cho VN là tinh bột, thức ăn giàu NL nhất là lipit b/ Protein: Vai trò: tổng hợp các hoạt chất SH ( EZ, hoocmôn), xây dựng nên TB và các mô Nhu cầu được tính theo tỉ lệ % Pr thô ( là tỉ lệ % Pr trong thức ăn) hay số gam Pr tiêu hoá trên 1 kg thức ăn c/ Khoáng: Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na, Cl... tính bằng g / con / ngày Khoáng vi lượng: :Fe, Cu, Co, Mn, Zn... tính bằng mg / con /ngày d/ Vitamin: Vai trò: điều hoà các quá trình TĐC trong cơ thể Nhu cầu tính bằng UI, mg, hoặc microgam/ kg thức ăn III/ Khẩu phần ăn của vật nuôi: 1/ Khái niệm: Là tiêu chuẩn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định 2/ Nguyên tắc phối hợp khẩu phần; Đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế SGK Củng cố: (?)Tại sao nguyên tắc lập KP lại phải đảm bảo tính khoa học và tính KT Bài tập về nhà: SGK &
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_23_bai_28_nhu_cau_dinh_duong_c.docx