Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 8, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Bản Ngà

docx 3 trang lypk 02/10/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 8, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Bản Ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 8, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Bản Ngà

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 8, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Bản Ngà
Ngày soạn:
Tiết 8: BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
Lớp giảng
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
10A
10B
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Sau khi học xong bài HS phải:
Phân biệt được 1 số loại phân bón thông thường
Nắm được đặc điểm, tính chất và cách sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp về cách sử
dụng
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1/ Chuẩn bị của thầy;
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV
2/ Chuẩn bị của trò:
Nghiên cứu SGK. Sưu tầm 1tài liệu có liên quan tới nội dung bài
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày nguyên nhân, tính chất và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng của đất mặn? So sánh tính chất của đất mặn với đất phèn?
Vẽ hình và giải thích tác dụng của việc lên liếp?
Dạy bài mới:
ĐVĐ: muốn tăng năng suất cây trồng thì chúng ta phải bón phân cho cây trồng. Vậy có những loại phân nào thường dùng và cách sử dụng như thế nào là hiệu quả ta cùng tìm hiểu
* Thảo luận nhóm:
(?) Tại sao phải bón phân cho cây? (sự cần thiết phải bón phân?)
- Khối lượng chất dd trong đất là lớn nhưng phần lớn cây không hấp thu được vì:
+ Nhiều chất dd ở trạng thái khó tiêu nên phải nhờ VSV phân giải cây mới hút được
+ Quá trình chuyển hoá chất dd không đáp ứng kịp thời đòi hỏi của cây
+ Tỉ lệ các chất dd trong đât không giống nhau, có loại đất nhiều đạm nhưng ít lân....
(?) Tác dụng của phân với đất?
- Làm thay đổi tính chất của đất: tăng tỉ lệ mùn, tăng khả năng hấp phụ của đất, đất tơi xốp hơn do đó đất phì nhiêu hơn. Các loại phân hoá họcbón với lượng thích hợp còn tạo đk cho VSV hoạt động phân giải chất hữu cơ do đó làm đất tốt hơn
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
(?) Có mấy loại phân bón thường được sử dụng? Căn cứ vào đâu để phân chia?
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:
(?) Thế nào là phân hoá học? Có mấy loại?Cho ví dụ?
GV: Phân hỗn hợp: là loại phân thuđược khi ta trộn cơ học 2 hay nhiều phân đơn với nhau, khi trộn như vậy không làm thay đổi tính chất của phân
(?) Thế nào là phân hữu cơ ?Cho ví dụ?
(?) Thế nào là phân VSV? Cho ví dụ?
Căn cứ vào nguồn gốc , có 3 loại
Phân hoá học:
ĐN: là loại phân bón được SX theo quy trình công nghiệp, có sử dụng 1 số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
Phân loại:
+ Phân đơn nguyên tố: chứa 1 ntố dd VD: Phân Kali, phân lân....
+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều ntố dinh dưỡng
VD: phân hỗn hợp N,P,K....
Phân hữu cơ:
ĐN: Bao gồm tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt
Ví dụ: phân xanh, phân chuồng...
Phân vi sinh vật:
ĐN: Là loại phân bón có chứa các loài VSV cố định đạm, chuyển hoálân hoặc VSV phân giải chất hữu cơ
VD: Phân
II/ Đặc điểm, tính chất , kĩ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng :
LOẠI PHÂN
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH
CHẤT
KĨ THUẬT SỬ DỤNG
Phân hoá học
Ưu điểm
Nhược
Phân hữu cơ
Ưu điểm
Nhược điểm
Phân vi sinh
Ưu điểm
Nhược điểm
(?) Hoàn thành bảng sau
( xem chi tiết ở phần củng cố )
GV: giải thích cho HS hiểu thông qua các câu hỏi lệnh trong SGK:
phải bón lượng nhỏ?
(?) tại sao khi dùng phân đạm, kali bón lót
HS: Vì nếu bón lượng lớn cây không hấp thu kịp sẽ bị rửa trôi chất dd, tốt nhất nên bón àm nhiều lần với liều lượng nhỏ
(?) Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Vì phân hữu cơ có những chất dd cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá, do đó bón lót để có thời gian phân huỷ chất dd cho cây sử dụng
Củng cố:
Đặc điểm, tính chất , kĩ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng :
LOẠI PHÂN
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT
KĨ THUẬT SỬ DỤNG
Phân hoá học
- Ưu :
+Chứa ít ntố dd nhưng tỉ lệ chất dd cao
+ Dễ hoà tan ( trừ Ph lân) nên
Phân đạm, ka li: bón thúc là chính, nếu bón lót phải bón với lượng nhỏ
Phân lân: bón lót để có thời gian cho phân hoà tan
cây dễ hấp thụ và có hiệu quả nhanh
- Nhược: bón nhiều và bón liên tục trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị chua
Sau nhiều năm bón đạm, kali cần bón vôi cải tạo đất
Hiện nay có SX phân hỗn hợp N, P, K: bón 1 lần cung cấp cả 3 ntố N, P, K cho cây, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc
Phân hữu cơ
Ưu :
+ Chứa nhiều ntố dd
+ Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất
Nhược
+ Có thành phần và tỉ lệ các chất dd không ổn định
+ Hiệu quả chậm:chất dd trong phân cây chưa sử dụng được ngay mà phải qua quá trình
khoáng hoá cây mới sử dụng được
- Bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng phải ủ cho phân hoai mục
Phân vi sinh
Ưu : Không ô nhiễm môi trường, không làm hại đất
Nhược:
+ Thời hạn sử dụng ngắn( do khả năng sống và thời gian tồn tại của VSV phụ thuộc vào ngoại cảnh)
+Mỗi loại phân chỉ thích hợp với
1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định
Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng
Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV có ích cho đất
Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi trong SGK
Cho biết hậu quả xảy ra nếu bón phân không hợp lí? Nếu sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân vi sinh có được không, vì sao?
—&–

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_8_bai_12_dac_diem_tinh_chat_ki.docx