Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2020-2021- Đặng Ngọc Hiến
Ngày 27/10/2020 Tiết 9 Bài 7. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG Mục tiêu bài học : Sau khi học bài này học sinh phải: Kiến thức: Hiểu được thế nào là keo đất. Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát,tổng hợp Phát triển kỹ kỹ năng quan sát,so sánh Thái độ: Tin tưởng vào nhũng kiến thức đã nghiên cứu về đất. Từ đó biết vận dụng vào trong cải taọ và bảo vệ đất trồng Định hướng các năng lực được hình thành Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sử dụng ngôn ngữ tính toán Phương pháp dạy học PP vấn đáp PP thảo luận PP thuyết trình & giải thích chuẩn bị: Tranh cấu tạo kep đất hoặc máy chiếu có các hình ảnh về cấu tạo keo đất Tiến trình dạy học: Ổn định lớp Bài cũ : không hỏi. Bài mới: Hoạt động Nội dung (?)Keo đất là gì? - Dựa vào sơ đồ, kết hợp với SGK để trả lời. Dựa vào sơ đồ kết hợp với SGK, thảo luận và hoàn thành PHT. (!):Trả lời dựa vào Sgk Treo tranh “Sơ đồ cấu tạo của keo đất” Quan sát tranh dưới sự hướng dẫn của GV. (!): (?) Giải thích tại sao keo đất mang điện? (?) Tại sao gọi là lớp ion quyết định điện? (?) Keo đất có khả năng gì? ý nghĩa? Keo đất và khả năng hấp phụ của đất: Keo đất: Khái niệm về keo đất: Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1mm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. Cấu tạo keo đất: Mỗi một hạt keo có một nhân. Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện. 2. Khả năng hấp phụ của đất: - Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới. II Độ phì nhiêu của đất: (?) Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Vì sao đất có khả năng này? (!) Độ phì nhiêu tự nhiên là độ phì nhiêu hình thành dưới thảm TV tự nhiên, không có sự tác động của con người. Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả sản xuất của con người. (!) độ phì nhiêu của đất, giống tốt, thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt và hợp lí (?) Độ phì nhiêu của đất là gì? Từ khái niệm trên em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn tăng độ phì nhiêu của đất cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào? (?) Có mấy loại độ phì nhiêu của đất? Căn cứ để phân loại? (?) Thế nào là độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo? (?)Em hãy nêu một số VD về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất? (?) Trong sản xuất nông, lâm nghiệp để cây trồng đạt năng suất cao cần phải có điều kiện gì? Khái niệm: Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, bảo đảm cây đạt năng suất cao. Phân loại: Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo Củng cố : Nêu cấu tạo keo đất.Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Bài tập về nhà : Nêu một số biện pháp kĩ thuật là tăng độ phì nhiêu của đất. IV/ RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_9_bai_7_mot_so_tinh_chat_cua_d.docx