Giáo án Đạo Đức Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt

docx 23 trang phuong 05/12/2023 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt

Giáo án Đạo Đức Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt
BÀI 13: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN TRONG SINH HOẠT 
(Thời lượng 3 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”, học sinh sẽ có:	
1. Phẩm chất chủ yếu 
Trách nhiệm:
- Có trách nhiệm với bản thân trong việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Có trách nhiệm với gia đình: có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình; có ý thức tiết kiệm tiền bạc trong gia đình.
- Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định của tập thể; bảo vệ của công.
Năng lực chung
2.1. Tự chủ và tự học 
Thích ứng với cuộc sống:
- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề; 
- Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.
2.2. Giao tiếp và hợp tác
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
Năng lực đặc thù 
3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi 
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt. Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
3.2. Năng lực phát triển bản thân
- Tự nhận thức bản thân: Biết bản thân phải làm gì để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt, có kế hoạch học tập, rèn luyện những kĩ năng cơ bản để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện theo kế hoạch đã lập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 Chuẩn bị của giáo viên: Hình ảnh, video, giáo án điện tử, hoa chia nhóm (kĩ thuật mảnh ghép), bộ thẻ hình và thơ (theo phụ lục đính kèm). 
 Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ để thực hành (khăn mặt, băng dán cá nhân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động - Đọc thơ
a. Mục tiêu: Học sinh có tâm thế tích cực vào bài học.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Đọc bài thơ Nước sôi của tác giả Thanh Minh
- Chiếu hình ấm nước đang sôi, hỏi học sinh tranh vẽ gì? 
- Giới thiệu bài thơ Nước sôi của tác giả Thanh Minh. Hướng dẫn học sinh đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ. Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
Bước 2: Chuyển ý giới thiệu bài
- Hỏi học sinh: Ngoài ấm đun nước sôi, trong nhà còn có những vật dụng nào khác?
- Học sinh quan sát hình và trả lời: Ấm nước đang sôi
- Học sinh đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ.
- Học sinh trả lời: Bài thơ nhắc nhở chúng ta không chạm tay vào ấm nước đang sôi.
- Học sinh kể các vật dụng trong nhà.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ.
- Bài học rút ra từ bài thơ.
- Tên các vật dụng trong nhà.
d. Kết luận:
- Có rất nhiều vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể gặp tai nạn thương tích. Vậy đó là những tai nạn thương tích gì và phòng, tránh ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”.
2. Hoạt động khám phá: 
2.1. Hoạt động khám phá 1 - Xem hình và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà 
b. Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chiếu các vật dụng (bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu) lên màn hình, mời học sinh nêu tên vật dụng.
Bước 2: Thảo luận nhóm 4
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Những vật dụng này có thể gây tai nạn, thương tích gì?
+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng những vật dụng đó?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Bước 3: Hoạt động toàn lớp
- Mời đại diện các nhóm trình bày. 
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn. 
- GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu tên vật dụng.
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Tên các tai nạn, thương tích có thể gây ra từ bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.
- Biện pháp để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.
d. Kết luận:
Vật dụng
Nguy cơ
Cách phòng, tránh 
Bàn ủi
Gây bỏng, gây cháy, điện giật, rơi trúng chân...
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại quần áo, khi không sử dụng phải đặt đúng vị trí...
Cái cưa
Gây thương tích, chảy máu, nhiễm khuẩn, uốn ván, mạt cưa bay vào mắt, mũi...
Không lại gần chỗ cưa đang hoạt động, đứng xa để mạt cưa không bay vào mắt mũi...
Dao
Gây đứt tay, chảy máu
Sử dụng đúng mục đích, không vừa cầm dao vừa đi hoặc chạy,...
Ổ cắm điện
Điện giật
Không sử dụng khi tay đang ướt, che kín khi không sử dụng, không thò tay, bút, đồ chơi vào ổ điện
Bộ dụng cụ làm móng
Đứt tay, chân; đâm vào tay chân; đâm vào tai...
Sử dụng đúng mục đích, không tự ý tháo rời
Xích đu
Bị ngã
Không đứng lên, đùa nghịch trên xích đu; đu đưa với tốc độ vừa phải.
Các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên. Nếu có nhu cầu sử dụng phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát chặt chẽ của người lớn. Tuyệt đối không tự sử dụng các vật dụng trên theo ý mình.
2.2. Hoạt động khám phá 2 - Thảo luận
a. Mục tiêu: 
- Nêu được cách phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.
- Nêu được nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số tình huống cụ thể.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Lần lượt chiếu hình cầu thang, bậc thềm, thang cuốn. Hỏi học sinh: Em đã thấy cầu thang, bậc thềm, thang cuốn ở những đâu?
Bước 2: Thảo luận nhóm đôi theo tổ
- Chia lớp thành 3 tổ.
- Mỗi tổ thảo luận 01 bức tranh trong SGK/tr.54: Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang/ bậc thềm/ thang cuốn?
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi theo nội dung đã được phân công.
Bước 3: Thảo luận nhóm 6
- Mỗi học sinh nhận 1 bông hoa.
- Cả lớp vừa hát vừa di chuyển về nhóm mới. (Các bông hoa cùng loại về chung 1 nhóm)
- Yêu cầu học sinh chia sẻ nội dung vừa thảo luận trước đó cho cả nhóm cùng nghe.
Bước 4: Hoạt động toàn lớp
- Tổ chức cho các nhóm trình bày và nhận xét, góp ý bổ sung lẫn nhau.
- Giáo viên chốt lại cách phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang/ bậc thềm/ thang cuốn, nhận xét sự tham gia của học sinh. 
Bước 5: Mô tả tình huống
- Lần lượt chiếu hình ảnh các tình huống trong SGK lên bảng. 
Bước 6: Thảo luận nhóm đôi
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Việc làm của các bạn có thể gây tai nạn thương tích gì?
+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích đó?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
Bước 7: Hoạt động toàn lớp
- Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày. 
- Tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn. 
- GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi theo nội dung đã được phân công.
- Học sinh vừa hát vừa di chuyển về nhóm mới.
- Học sinh chia sẻ nội dung vừa thảo luận trước đó cho cả nhóm cùng nghe.
- Các nhóm trình bày và nhận xét, góp ý bổ sung lẫn nhau.
- Học sinh mô tả tình huống:
+ Hình 1: Bạn gái đứng trên ghế với ra ngoài lan can.
+ Hình 2: Bạn trai trèo cây hái quả.
+ Hình 3: Bé trai cầm phích cắm để cắm vào ổ điện.
+ Hình 4: Bạn nam kéo xích đu về phía sau, phía trước là em bé.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.
- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.54
- Những nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong các tình huống ở SGK/Tr.54.
d. Kết luận:
Phải cẩn thận khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn và các vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
3. Hoạt động củng cố - Làm vở bài tập Đạo đức
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết học 
b. Cách thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1, 2 trong VBT.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi vở sửa bài.
- Nhận xét đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Học sinh đổi vở sửa bài.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Hoàn thành bài tập 1, 2 trong vở bài tập Đạo đức.
d. Kết luận:
Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tai nạn, thương tích. Vì vậy, các em cần lưu ý để phòng, tránh tai nạn thương tích cho bản thân mình.
B. TIẾT 2
1. Hoạt động khởi động - Xem phóng sự
a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào bài học.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Xem clip phóng sự
- Cho học sinh xem 01 clip phóng sự ngắn về 1 tai nạn ở trẻ em trong sinh hoạt hằng ngày. (Từ phút 1:34 đến 2:48)
 khoe/lien- tiep- xay- ra- tai- nan- nguy- hiem- o- tre- nho- 20200428104827203.htm
Bước 2: Khai thác nội dung clip
- Bạn nhỏ trong đoạn phim vừa xem gặp tai nạn gì? 
- Nguyên nhân do đâu? 
- Hậu quả thế nào? 
- Học sinh xem clip phóng sự.
- Học sinh trả lời: Bạn nuốt phải 3 viên bi sắt, đau bụng, tím tái.
- Học sinh trả lời: Vừa ngậm đồ chơi vừa xem ti vi.
- Học sinh trả lời: Bị hoại tử ruột, bác sĩ phải phẫu thuật để lấy dị vật ra.
c. Dự kiến sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi của giáo viên.
d. Kết luận:
Đây chỉ là 1 trong những tai nạn mà các em có thể gặp phải trong sinh hoạt hằng ngày. Mỗi ngày trong quá trình sinh hoạt, có rất nhiều tình huống ẩn chứa những nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một số tình huống thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày có nguy cơ gây tai nạn, thương tích qua bài: "Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt" (tiếp theo).
2. Hoạt động khám phá 3 - Chia sẻ
a. Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt và biết đưa ra lời khuyên hợp lí; hiểu được vì sao phải chú ý phòng tránh tai nạn thương tích trong sinh hoạt. 
b. Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Mô tả tình huống
- Lần lượt chiếu các hình trong SGK/Tr.56
- Em có đồng tình với việc làm của các bạn không?
Bước 2: Thảo luận nhóm 4
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao? 
+ Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Bước 3: Hoạt động toàn lớp
- Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày. 
- Tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn. 
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: 
- Giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao phải chú ý phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt?
- Học sinh mô tả tình huống:
+ Hình 1: Bạn nam sờ tay vào nồi đang nấu trên bếp
+ Hình 2: Bạn nữ bị một con chó cắn vào tay
+ Hình 3: Một bạn ném cát vào bạn kia.
+ Hình 4: Thả diều gần trụ điện cao thế
- Học sinh trả lời bằng thẻ mặt cười và mặt buồn.
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.56.
- Không đồng tình với việc làm của các bạn trong các tình huống SGK/Tr.56.
- Lời khuyên phù hợp với các tình huống SGK/Tr.56.
- Lời giải thích lí do phải chú ý phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.
d. Kết luận:
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày luôn ẩn chứa những nguy cơ có thể gây tai nạn, thương tích. Hậu quả có khi nhẹ, nhưng cũng có khi rất nặng nề - phải phẫu thuật, mất 1 phần cơ thể, để lại di chứng lâu dài. Tai nạn cháy nổ, điện giật có thể ảnh hưởng đến nhiều người, hủy hoại nhiều tài sản... Vì vậy, các em phải luôn cẩn thận trong mọi hoạt động để bảo vệ mình; học cách sơ cứu cơ bản để sử dụng trong những tình huống cần thiết.
3. Hoạt động luyện tập 
3.1. Hoạt động luyện tập 1 - Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: 
- Biết xử lí tình huống liên quan đến việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Mô tả tình huống
- Giáo viên lần lượt chiếu các hình trong SGK/Tr57.
- Mời học sinh mô tả tình huống:
Bước 2: Sắm vai theo nhóm đôi
- Giáo viên nêu yêu cầu: Em sẽ khuyên bạn thế nào trong những tình huống trên?
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, sắm vai thể hiện lời khuyên bạn phù hợp với tình huống.
Bước 3: Hoạt động toàn lớp
- Tổ chức cho một số nhóm học sinh thực hành sắm vai trước lớp.
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, góp ý phần xử lí tình huống của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh mô tả tình huống:
+ Hình 1: Bạn nam chỉ vào bàn ủi đang nóng.
+ Hình 2: Bạn nam vừa đi vừa cầm dao.
+ Hình 3: Bạn nam chơi diêm.
+ Hình 4: Bạn nam vừa cắm sạc vừa chơi điện thoại.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, sắm vai thể hiện lời khuyên bạn phù hợp với tình huống.
- Học sinh thực hành sắm vai trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, góp ý phần xử lí tình huống của nhóm bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.57.
- Lời khuyên bạn phù hợp với các tình huống ở SGK/Tr.57.
d. Kết luận:
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày có ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Em cần nhắc nhở bạn bè, người thân cẩn thận khi sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
3.2. Hoạt động luyện tập 2 - Liên hệ bản thân
a. Mục tiêu: 
- Nhận thức và điều chỉnh hành vi để phòng, tránh tai nạn thương tích trong sinh hoạt.
- Xác định được những việc cần làm để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu yêu cầu: 
+ Hãy kể lại 01 tai nạn trong sinh hoạt em đã gặp. (Đó là tai nạn gì? Tác hại của nó ra sao?)
+ Em sẽ làm gì để không gặp phải tai nạn đó nữa?
- GV nhận xét, góp ý điều chỉnh (nếu cần).
- Học sinh xung phong chia sẻ trước lớp.
- Học sinh trong lớp nhận xét, góp ý phần trình bày của bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Câu chuyện kể của học sinh về một tai nạn đã từng gặp.
- Biện pháp phòng, tránh để không gặp phải tai nạn đó.
d. Kết luận:
Nếu chúng ta chủ động phòng, tránh, chúng ta sẽ không gặp phải những tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.
4. Hoạt động củng cố - Điền từ thích hợp vào chỗ trống
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết học 
b. Cách thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu yêu cầu, đồng thời trình chiếu trên màn hình: Điền từ vào chỗ trống: “Phải ... khi sử dụng ... trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.” (cho sẵn các từ: vật dụng, giữ gìn, cẩn thận)
- Tổ chức cho học sinh đọc lại câu hoàn chỉnh (đọc cá nhân, tập thể).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chọn từ điền vào chỗ trống.
- Học sinh tương tác kéo thả từ vào chỗ trống trên màn hình.
- Học sinh đọc lại câu hoàn chỉnh (đọc cá nhân, tập thể).
c. Dự kiến sản phẩm:
Câu ghi nhớ hoàn chỉnh sau khi điền từ chính xác. 
d. Kết luận:
Phải cẩn thận khi sử dụng vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
C. TIẾT 3
1. Hoạt động khởi động - Xem phóng sự
a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào bài học.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Xem clip phóng sự về hỏa hoạn
- Cho học sinh xem 01 clip phóng sự ngắn về hỏa hoạn. (Từ phút đầu đến 1:50)
Bước 2: Khai thác nội dung clip
- Nội dung đoạn phim nói về điều gì?
- Các vụ cháy xảy ra ở đâu?
- Hậu quả thế nào? 
- Để hạn chế những thiệt hại do các đám cháy gây ra, chúng ta cần làm gì? 
- Học sinh xem clip phóng sự.
- Học sinh trả lời: Phóng sự về tai nạn cháy nổ.
- Học sinh trả lời: Ở nhà, ở chợ, ở xí nghiệp, nhà máy, các trung tâm thương mại...
- Học sinh trả lời: Gây thiệt hại về người và của rất nặng nề.
- Học sinh trả lời: Phòng cháy chữa cháy, phải biết cách thoát khỏi đám cháy.
c. Dự kiến sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi khai thác nội dung phim của giáo viên.
d. Kết luận:
Các em còn nhỏ, chưa thể tham gia chữa cháy. Nếu xảy ra cháy, việc các em phải làm đó là phải tìm cách giữ cho mình an toàn và thoát ra khỏi đám cháy. Vậy làm cách nào để có thể thoát khỏi đám cháy an toàn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết Đạo đức hôm nay - bài “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt” (tiếp theo).
2. Hoạt động thực hành 
2.1. Hoạt động thực hành 1 - Một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy
a. Mục tiêu: Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để thoát khỏi đám cháy. 
b. Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Xem clip phóng sự về hỏa hoạn
- Cho học sinh xem clip hướng dẫn thoát khỏi đám cháy.
Bước 2: Khai thác nội dung clip
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
+ Cần làm gì để thoát khỏi đám cháy?
+ Vì sao phải dùng khăn ẩm che mũi và miệng?
+ Vì sao phải cúi thấp người di chuyển men theo bờ tường?
+ Vì sao dùng thang bộ, không được dùng thang máy?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Thực hành một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy:
- Giáo viên làm mẫu các kĩ năng sau:
+ Dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
+ Cúi thấp người di chuyển men theo bờ tường.
+ Nằm xuống, lấy hai tay che mặt, lăn qua lăn lại khi bị lửa bén.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 6, giáo viên quan sát hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh. 
- Học sinh xem clip hướng dẫn thoát khỏi đám cháy.
- Học sinh trả lời: Phải bình tĩnh, tìm hướng thoát hiểm, dùng khăn ẩm che mũi và miệng, di chuyển men theo bờ tường, cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất khi di chuyển, dùng thang bộ, không được dùng thang máy
- Học sinh trả lời: Để ngăn khói vào mũi và miệng.
- Học sinh trả lời: Để di chuyển đúng hướng và hạn chế ngạt khói.
- Học sinh trả lời: Vì khi có hỏa hoạn sẽ cúp điện, thang máy không hoạt động.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh thực hành theo nhóm 6.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi khai thác nội dung phim của giáo viên.
- Các bước thao tác của học sinh trong việc thực hành một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy.
d. Kết luận:
Khi có hỏa hoạn:
+ Phải bình tĩnh.
+ Tìm hướng thoát hiểm, không được tìm chỗ trốn.
+ Dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
+ Di chuyển men theo bờ tường.
+ Cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất khi di chuyển.
+ Dùng thang bộ, không được dùng thang máy.
+ Nếu bị lửa bén vào người, nằm xuống, lấy hai tay che mặt, lăn qua lăn lại.
2.2. Hoạt động thực hành 2 - Dùng băng cá nhân băng bó những vết thương nhỏ
a. Mục tiêu: Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để băng bó vết thương nhỏ.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Giáo viên làm mẫu các bước thực hiện băng bó vết thương nhỏ bằng băng dán cá nhân.
Bước 2: 
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4, giáo viên quan sát hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh. 
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh thực hành theo nhóm 4.
c. Dự kiến sản phẩm:
Các bước thao tác của học sinh trong việc thực hành sử dụng băng cá nhân để băng bó những vết thương nhỏ.
d. Kết luận:
Kĩ năng dùng băng cá nhân để băng bó những vết thương nhỏ là kĩ năng cần thiết giúp các em tự chăm sóc bản thân mình. Tuy nhiên, các em lưu ý không được tự ý sơ cứu nếu không biết cách làm đúng.
3. Hoạt động củng cố – Trò chơi Cặp đôi hoàn hảo
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học 
b. Cách thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chia lớp thành nhóm 5.
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ hình và thơ.
- Tổ chức cho học sinh thi đua thảo luận nhóm, ghép hình với thơ cho phù hợp.
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm và đọc thơ. 
- Học sinh thi đua thảo luận nhóm, ghép hình với thơ cho phù hợp.
- Học sinh trình bày sản phẩm và đọc thơ
c. Dự kiến sản phẩm:
Kết quả ghép hình với thơ của các nhóm.
d. Kết luận:
Phải cẩn thận khi sử dụng vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP
Tiêu chí
Mức độ
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành rất tốt
1. Chuẩn bị đồ dùng học tập
Quên mang đồ dùng
Mang theo đầy đủ đồ dùng
Mang nhiều đồ để thực hành
2. Nêu ý kiến
Không nêu được ý kiến
Nêu được từ 1- 2 ý kiến.
Nêu được từ 3- 4 ý kiến.
Nêu được 5 ý kiến trở lên.
3. Xử lý tình huống/ sắm vai xử lý tình huống
Không biết xử lý tình huống
Biết xử lý nhưng diễn đạt chưa rõ ràng
Xử lý tình huống phù hợp
Xử lý tình huống phù hợp, diễn đạt mạnh dạn, tự tin
4. Thực hành kĩ năng thoát khỏi đám cháy và sử dụng băng cá nhân
Không tham gia 
Biết thực hiện nhưng còn lúng túng 
Thực hành đúng theo hướng dẫn, tự tin
Thực hành đúng theo hướng dẫn, tự tin, có thể hỗ trợ bạn thực hành.
5. Tham gia trò chơi học tập
Không tham gia
Hoàn thành trò chơi nhưng chậm hơn thời gian quy định
Hoàn thành trò chơi đúng thời gian quy định
Hoàn thành trò chơi sớm hơn thời gian quy định
PHỤ LỤC
Đây là cái ổ điện
Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!
Và không được dùng gậy
Kim loại, sắt và nhôm
Cho vào trong ổ điện
Bé nhớ là phải biết
Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay
Nguy hiểm chết người đấy
Nhớ đừng làm như vậy
Thì mới là bé ngoan.
Bé đã nhớ kỹ
Lời cô dặn rồi
Khi vào vườn chơi
Nhớ đừng hái quả
Không cho hoa lá
Vào miệng, vào tai
Không leo cây xoài
Chẳng may ngã đấy
Nguy hiểm như vậy
Bé chẳng làm đâu
Luôn nhớ trong đầu
Lời cô dặn bé.
Các bạn ơi đừng có
Đến gần nơi hồ ao
Hố sâu không chắn rào
Giếng khơi hay bể nước
Các bạn phải lường trước
Nhỡ sơ ý không may
Tụt xuống hố nước đầy
Thì làm sao cứu được. 
Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại còn cả phích nước đầy
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
Này các bạn nhỏ
Khi xuống cầu thang
Bé lưu ý nhé
Bước xuống cẩn thận
Nhớ đừng đùa nhau
Đừng lấy tay vịn
Làm cầu trượt chơi
Nhỡ mà bị rơi
Thì nguy hiểm lắm!

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_chan_troi_sang_tao_bai_13_phong_tranh.docx