Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Phép trừ trong phạm vi 10

docx 9 trang phuong 02/11/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Phép trừ trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Phép trừ trong phạm vi 10

Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Phép trừ trong phạm vi 10
Mục tiêu
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 BÀI: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
-Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng sơ đồ tách – gộp số.
Đọc, viết được phép tính trừ thích hợp với tình huống đưa ra trong phạm vi 10.
Thành lập được bảng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Vận dụng được phép trừ để giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tiễn.
Chuẩn bị
Giáo viên: Các khối lập phương
Học sinh: Bảng con, bút lông
Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. Ôn tập phép trừ qua clip
Nội dung hoạt động:
Cho HS hát kết hợp với ôn phép trừ
Tổ chức hoạt động:
Cho HS hát tập thể, phát hiện các phép tính trừ
* GV nhận xét, tuyên dương.
HS vui thích, hứng thú.
HS hát bài “Chú ếch con” tìm phép trừ phù hợp tình huống trong clip
HS chú ý, lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1 Giới thiệu cách dùng sơ đồ tách - gộp số để thực hiện phép trừ
Mục tiêu:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
Phương pháp:
- Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động:
Tình huống:
- GV chiếu hình ảnh.
- HS quan sát hình ảnh.
- GV hỏi kết hợp vẽ sơ đồ tách – gộp:
- HS trả lời:
+ Có bao nhiêu con ếch?
+ Có 7 con ếch.
+ Trong đó có bao nhiêu con ếch màu xanh?
+ Có 3 con ếch màu xanh.
+ Còn 4 con ếch vàng.
+ Còn lại bao nhiêu chú ếch màu vàng
+ 7 tách 3 còn 4
+ Yêu cầu HS nói gọn
+ 7 – 3 = 4
+ Yêu cầu hs viết phép tính trừ thích hợp
-GV nhận xét, tuyên dương
Thực hành:
Tổ chức hoạt động:
* GV cho HS quan sát và nhận xét hình ảnh 1: tranh chuồn chuồn.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2 nêu tình huống và viết phép tính phù hợp với tình huống đó.
+ HS quan sát, nhận xét
+ HS thực hiên, trình bày kết quả
- HS tự đánh giá, nhận xét nhau
+ HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ HS chú ý, lắng nghe
*Tương tự với hình ảnh 2: tranh chú bọ
*Hình ảnh 3 sơ đồ ven: các chấm tròn
- Hướng dẫn hs dùng ngón tay thực hiện phép tính trừ.
+ HS thao tác tính để tìm kết quả: 9 – 7 = 2
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Thành lập được bảng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8,
9, 10.
Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
Nội dung:
Làm bài tập 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8.
HS quan sát tranh, viết phép tính thích hợp.
Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp, quan sát, thực hành.
Tổ chức hoạt động:
3.1. Bài 1: GV hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ tách – gộp để lập bảng trừ trong phạm vi 5, 6
a) Bảng trừ 5
+ HS thực hiện
GV yêu cầu HS lấy 5 khối lập phương để lên bàn, sau đó tách 5 khối lập phương thành 2 nhóm.
Sau khi tách chúng ta được gì, mời hs trình bày kết quả, hồn thành sơ đồ tách gộp:
+ tách 5 khối lập phương thành 4 và 1,
- GV hướng dẫn HS viết phép tính phù hợp với mỗi kết quả tách và sơ đồ kết quả vừa lập được để lập bảng trừ 5
+ GV hỏi: Vậy 5 gồm mấy và mấy hãy đọc phép tính trừ thích hợp.
-HS đọc lại bảng trừ 5. Đọc lần 2 dựa vào sơ đồ tách, che bảng trừ
-GV nhận xét, tuyên dương
+ HS nêu và viết phép tính.
+HS đọc
a) Bảng trừ 6:
- HS thảo luận nhóm đôi: đọc sơ đồ tách – gộp, hồn thành sơ đồ và lập bảng trừ 6
-GV nhận xét, tuyên dương
+ HS làm việc nhóm
3.2. Bài 2, bài 3: tính
- GV gọi HS trình bày kết quả. HS đổi vở kiểm tra kết quả.
+Học sinh làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, tuyên dương
+Trình bày, lắng nghe, kiểm tra
3.3. Bài 4: so sánh phép tính
+ HS sửa bài
+ GV làm mẫu 5 - 1 ... 4 - 1
+ Yêu cầu HS làm vào bảng con bài còn lại và 1 số bài tương tự
+HS thực hiện
- GV nhận xét, tuyên dương
3.4. Bài 5, 6: GV hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ tách – gộp để lập bảng trừ trong phạm vi 7, 8, 9, 10
GV hướng dẫn hs sử dụng sơ đồ tách – gộp để hình thành bảng trừ, kết hợp mối quan giữa phép cộng và phép trừ
-GV yêu cầu hs nhìn sơ đồ tách – gộp 1 + 6 = 7 viết phép tính cộng, từ sơ đồ viết 2 phép trừ. Nhận xét phép tính cộng và trừ có gì đặc biệt.
+ Các số đều giống nhau, từ 1 phép cộng sẽ viết được 2 phép tính trừ
7
7 - 1= 	7 - 6=
7 - 2= 
7 - 3= 
Hoạt động nhóm 4: hồn thành các phép tính trên 2 cánh buồm của thuyền của bảng trừ 8, 9, 10.
- GV nhận xét, tuyên dương. Treo sản phẩm chiếc thuyền trong lớp
3.5. Bài 7 Tìm bóng cho cá heo
GV nhận xét, tuyên dương
+ HS làm việc nhóm
+ HS nối phép tính vào đáp án thích hợp
+HS sửa bài
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO
Mục tiêu:
Vận dụng được phép trừ để giải quyết tình huống liên quan trong thực tiễn.
Phương pháp:
- quan sát, hỏi đáp
Tổ chức hoạt động: trò chơi
Hoạt động nhóm đôi: 1 HS nêu tình huống, 1 HS nêu phép tính trừ thích hợp
GV nhận xét về các tình huống trên, tuyên dương.
+ HS tham gia trò chơi
3.2. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài học
GV Công bố kết quả thi đua của tiết học qua các hoạt động
GV Nhận xét, tuyên dương.
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 BÀI: TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT
Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
Làm quen với việc thực hiện tính tốn trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ.
Quan sát tranh, nói được “ câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính cộng và trừ liên quan.
Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể.
Chuẩn bị
- Giáo viên: Các khối lập phương, Phiếu học tập (HĐ1 và HĐ 3)
Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. Ôn tập phép trừ.
Tổ chức hoạt động:
Trò chơi “Trốn tìm”: chia lớp làm 4 nhóm, HS chơi tiếp sức tìm các số còn thiếu trong các phép tính
* GV nhận xét, tuyên dương.
HS vui thích, hứng thú.
HS tham gia trò chơi
HS chú ý, lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỚI
2.1 Giới thiệu cách thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt
Mục tiêu:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
Phương pháp:
- Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động:
Tình huống:
- GV chiếu hình ảnh. Yêu cầu hs nêu câu chuyện trong bức tranh.
- HS quan sát hình ảnh. Nêu câu chuyện
+GV vẽ sơ đồ tách – gộp
- Yêu cầu HS viết phép tính trừ tương ứng
- HS viết 8 - 2 = 6
*GV nhận xét. Giới thiệu cách tính thứ 2 thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt:
-Gv lấy 8 khối lập phương tương ứng với 8 hũ mật ong.
- HS đếm lùi theo mỗi lần gạch bỏ.
+ Gạch bỏ một khối lập phương, còn?
+7, 6.
+ Gạch bỏ thêm một khối lập phương, còn?
+Vậy 8 – 2 =?
+ 8 – 2 = 6
-GV giới thiệu thao tác tay trong lúc đếm bớt ngón tay thay khối vuông
-HS thực hiện
- HS dùng thao tác tay đếm bớt để thực hiện các phép tính còn lại.
-HS thực hiện
-GV quan sát, nhận xét.
-Chốt: 2 cách để thực hiện phép tính trừ: sơ đồ tách gộp và đếm bớt.
-HS lắng nghe, nêu lại
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể
Nội dung:
Làm bài tập 1; 2; 3.
Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp, quan sát, thực hành.
Tổ chức hoạt động:
3.1. Bài 1: Tính
Trò chơi “Thu hoạch nho”, chia lớp thành nhóm 4
-GV phát cho mỗi HS 1 chùm nho có ghi các phép tính. Yêu cầu HS thực hiện, sau đó dán vào vườn
-HS tham gia trò chơi
nho của nhóm. Các thành viên tự kiểm tra kết quả các phép tính các chùm nho của các thành viên.
-Mỗi chùm nho đúng được thưởng 1 sao. Nhóm có nhiều sao nhất sẽ được phần thưởng.
-GV sửa bài, nhận xét
Bài 2: Làm quen với việc thực hiện tính tốn trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ.
-HS quan sát hình vẽ, nêu từng “câu chuyện” phù hợp, rồi thực hiện phép tính (6 – 2, 4 + 1)
-GV giới thiệu một “câu chuyện” và cách tính tốn thể hiện nội dung cả 2 hình ảnh: 6 chấm tròn bỏ bớt 2 chấm, rồi vẽ thêm 1 chấm tròn. GV viết phép tính 6 – 2 + 1 và hỏi Bây giờ có bao nhiêu chấm tròn
GV chốt cách tính gọn:
+Bước 1: tính dấu phép tính đầu tiên trước: 6 – 2 = 4
+ Bước 2: tính dấu phép tính thứ 2:
4 + 1 = 5
Ta có kết quả: 6 – 2 + 1 = 5
-Yêu cầu hs thực hiện từng bài còn lại vào bảng con.
-GV sửa bài, nhận xét , tuyên dương
Bài 3: Hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
-HS quan sát hình ảnh thể hiện tình huống: có 3 miếng dưa thêm 2 miếng dưa nữa thì có tất cả bao nhiêu miếng dưa.
-GV vẽ sơ đồ tách – gộp
-Yêu cầu HS viết phép tính phù hợp
-GV hỏi tiếp chuyện gì xảy ra? Viết phép tính phù hợp.
-Ngược lại nếu ăn 3 miếng dưa
-GV viết các phép tính lên bảng và hỏi các phép tính này có gì đặc biệt.
-GV chốt vậy từ 1 phép cộng ta có thể viết 2 phép tính trừ
HS hoạt động nhóm 2 nhìn tranh và sơ đồ tách – gộp để viết 2 phép cộng và 2 phép tính trừ
-GV nhận xét.
-HS lắng nghe, sửa bài.
-HS thực hiện từng phép tính
-HS quan sát lắng nghe 6 – 2 + 1 = 5
-HS thực hiện
-HS kể câu chuyện, viết phép tính cộng
-3 + 2 = 5
-Sau đó ăn hết 2 miếng dưa: 5 – 2 = 3
-5 – 3 = 2
-Đều có số 5, 3, 2
-HS lắng nghe
-HS thực hiện.
Mục tiêu:
Vận dụng tính giao hốn của phép cộng để giải quyết tình huống liên quan trong thực tiễn.
Phương pháp:
- quan sát, hỏi đáp, giải quyết vấn đề
Tổ chức hoạt động: Đố vui
Hoạt động nhóm đôi: Đố vui
HS 1 nêu 1 tình huống có phép cộng, đọc phép tính (3 viên kẹo đỏ và 4 viên kẹo xanh, có tất cả 7 viên kẹo, 3 + 4 = 7)
HS 2 sẽ nêu lại tính huống đó theo tính giao hốn của phép cộng, đọc phép tính (4 viên kẹo xanh và 3 viên kẹo đỏ, có tất cả 7 viên kẹo, 4 + 3 = 7)
Tăng mức độ khó: 1 hs nêu tình huống mời 1 hs khác trả lời như cách trên
+ HS tham gia trò chơi
4. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài học
GV Công bố kết quả thi đua của tiết học qua các hoạt động
GV Nhận xét, tuyên dương.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_3_bai_phep_tru.docx