Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Thực hành và trải nghiệm Em đi bộ theo luật giao thông minh

docx 4 trang phuong 02/11/2023 1030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Thực hành và trải nghiệm Em đi bộ theo luật giao thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Thực hành và trải nghiệm Em đi bộ theo luật giao thông minh

Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3, Bài: Thực hành và trải nghiệm Em đi bộ theo luật giao thông minh
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
BÀI: EM ĐI BỘ THEO LUẬT GIAO THÔNG (1 TIẾT)
Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng:
Ôn tập:
Vị trí, số thứ tự.
Các hình phẳng và hình khối đã học:
Sử dụng tên gọi các hình đã học, mô tả một số vật. Lắp ghép, xếp hình.
Nói câu chuyện và viết phép tính thích hợp.
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận tốn học; sử dụng công cụ, phương tiện tốn học (bộ xếp hình); giải quyết vấn đề tốn học giao tiếp tốn học.
Tích hợp: Tốn học và cuộc sống, An tồn giao thông. Mĩ thuật.
Thiết bị dạy học:
GV: Bộ xếp hình; 20 khối lập phương.
HS: Bộ xếp hình; 10 khối lập phương.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu tiết học.
Cho HS chơi trò chơi: “Tôi bảo” để ôn tập về phương hướng: trái – phải, trước – sau, trên – dưới, ở giữa.
GV dẫn dắt vào bài mới .
HS hát
HS tham gia trò chơi.
2. Luyện tập Bài 1:
Mục tiêu: Biết được vị trí, số thứ tự.
PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.
Thiết bị: tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát tranh.
Thảo luận nhóm đôi theo 2 yêu cầu sau:
+ Tính từ phải sang trái, bạn thứ năm mặc áo màu gì?
+ Bạn mặc áo màu đỏ ở vị trí nào trong hàng?
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo
HS quan sát và thảo luận nhóm.
HS trả lời câu hỏi qua trò chơi “Đố bạn”
+ Đố bạn, đố bạn bạn thứ năm từ phải sang trái mặc áo màu gì? – Theo mình bạn thứ năm từ phải sang trái mặc áo màu xanh dương.
+ Đố bạn đố bạn bạn mặc áo đỏ ở vị trí nào trong hàng? – Theo mình bạn mặc áo đỏ ở vị trí cuối của hàng.
HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
luận bằng trò chơi “Đố bạn”
GV nhận xét.
GV có thể cho các nhóm đố nhau về vị trí các bạn còn lại trong hàng hoặc vị trí của những chiếc xe,...
GV mở rộng: An tồn giao thông
GV cho HS xác định lề đường.
GV chốt: Khi đi bộ chúng ta phải đi lề đường bên phải.
GV cho HS quan sát tranh và chỉ vào tranh để trả lời câu hỏi:
+Khi băng qua đường chúng ta phải chú ý những gì?
GV nhận xét
Bài 2:
Mục tiêu: Nhận biết các hình phẳng và hình khối đã học, dựa vào tên gọi của các hình để mô tả một số đồ vật. Biết được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, giảng giải, cá nhân.
Thiết bị: Các biển báo (bài 2), hình mặt cười.
Cách tiến hành:
a) Hình dáng, màu sắc mỗi biển báo:
HS quan sát và nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo.(cá nhân)
(HS sử dụng các hình đã học để mô tả).
GV nhận xét.
b) Ý nghĩa của mỗi biển báo:
GV cho HS chơi trò chơi “Vui-buồn”
+ Hình thức: HS nào đồng tình thì giơ bảng có hình mặt cười, và nếu không đồng tình thì giơ bảng mặt khóc.
GV chốt: giúp HS nhận biết:
+ Khi gặp biển báo màu vàng thì ta nên đi cẩn thận.
+ Khi gặp biển báo màu xanh là những biển báo chứa thông tin an tồn.
+ Khi gặp biển báo màu đỏ là những biển báo cấm, nguy hiểm.
HS tham gia thi đua và trả lời các câu hỏi.
HS chỉ vào tranh và trả lời.
HS lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi:
+Phải theo tín hiệu của đèn báo giao thông (HS mô tả hình dạng, màu sắc của đèn giao thông cho người đi bộ, cho xe cộ).
+Phải đi đúng làn đường dành cho người đi bộ (HS mô tả vạch “ngựa vằn”).
HS nhận xét.
HS quan sát và trả lời. (cá nhân)
+ H1: biển có hình tam giác, màu vàng và có viền đỏ.
+ H2: biển có hình vuông, màu xanh.
+ H3: biển có hình tròn, màu trắng và có viền đỏ.
HS nhận xét.
HS chơi trò chơi.
HS lắng nghe.
* Nghỉ giữa giờ: HS hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
Bài 3:
Mục tiêu: Sử dụng tên gọi các hình đã học để mô tả một số đồ vật. Biết lắp ghép, xếp hình.
PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.
Thiết bị: Tranh minh họa, khối chữ nhật, khối lập phương.
Cách tiến hành:
GV cho HS quan sát tranh trang 78, mô tả hình dạng hai tồ nhà bán kem và bán gà rán (hình dạng cả tồ nhà, hình dạng cửa sổ, cửa ra vào, ... )
; mô tả xe hơi, xe tải .
GV nhật xét và chốt: Xung quanh em có rất nhiều vật có hình dạng khối lập phương và khối hình chữ nhật, các bạn nên chú ý quan sát và nhận diện hình tốt hơn.
– GV cho HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện lắp ghép, xếp hình.
GV nhận xét phần lắp ghép của HS và khuyến khích HS lắp ghép sáng tạo.
Vui học:
Mục tiêu: Nói được câu chuyện và viết phép tính thích hợp.
PP, HTTC: Quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm bốn, thực hiện yêu cầu: Nêu hai câu chuyện rồi viết hai phép tính (1 phép tính cộng và 1 phép tính trừ trong phạm vi 10 thích hợp ) .
Lưu ý: đây là bài tốn mở, khuyến khích HS quan sát tranh dưới nhiều góc nhau (màu sắc , vị trí , hình dạng , kích thước , ... ) .
3. Củng cố, dặn dò:
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận dạng các hình phẳng và hình khối đã học.
PP, HTTC: Quan sát, trò chơi, thi đua.
Cách tiến hành:
GV cho HS thi đua lần lượt tìm những vật trong cuộc sống xung quanh có dạng.
+ Khối hộp chữ nhật

HS quan sát và trả lời:
+ Tòa nhà bán gà rán có hình khối lập phương.
+ Tòa nhà bán kem có khối hình chữ nhật.
HS nhận xét.
HS thảo luận nhóm và thực hiện ghép hình.
HS nhận xét lẫn nhau
HS quan sát, thảo luận và trình bày.
Thực hiện
+ Hình chữ nhật.
+ Khối lập phương
+ Hình vuông.
+ Hình tròn.
+ Hình tam giác.
Tổ nào tìm được nhiều nhất thì thắng cuộc .
Nhận xét, tuyên dương
Dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị Kiểm tra HKI.
Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_3_bai_thuc_hanh.docx