Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5, Bài: Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5, Bài: Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5, Bài: Xăng-ti-mét. Đơn vị đo độ dài
I/ Mục tiêu : CĐ 5 - BÀI: XĂNG-TI-MÉT. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (2 tiết) Kiến thức, kĩ năng: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’, ‘ngắn’ của một vật. Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm). So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét. Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét ( trong phạm vi 100 cm). Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều ngang móng ta, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận tốn học, sử dụng công cụ và phương tiện tốn học. Tích hợp: Tốn học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội. Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). II/ Thiết bị dạy học -GV và HS: Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét ( nên sử dụng thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm). III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể Hoạt động 2: Bài học và thực hành Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét) *Mục tiêu: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính ‘dài’, ‘ngắn’ của một vật.Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn. Gv nêu yêu cầu: Đo chiều ngang phòng học bằng bước chân. Mời 2 HS chênh lệch lớn về chiều cao lên bảng và lần lượt đo chiều ngang của phòng học, nêu kết quả đo được. Sau đó GV đo và đọc kết quả đo được. Mời HS nhận xét các kết quả đo. Hỏi: Tại sao các số đo lại khác nhau? Lắng nghe Quan sát. Nhận xét. Vì: Bước chân của mỗi người khác nhau. Lắng nghe b. Giới thiệu đơn vị đo. Tên gọi +Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần những đơn vị đo chính xác, ai đo cũng cho kết quả như nhau, do đó cần có các đơn vị đo thống nhất cho mọi người. +Xăng-ti-mét là một đơn vị đo độ dài ( cả thế giới đều dùng). + Yêu cầu HS đọc: Xăng-ti-mét (nhiều lần). Kí hiệu + GV viết lên bảng và mời HS nhắc lại: Xăng-ti-mét viết tắt là cm, đọc là xăng-ti- mét. + Yêu cầu HS viết và đọc: 5 cm, 8 cm, 12 cm. Độ lớn + GV giới thiệu cây thước thẳng có chia vạch xăng-ti-mét và công dụng ( vẽ,kẻ, đo). + Yêu cầu HS đặt ngang cây thước ở trên mặt bàn: Các số ở phía trên; Số 0 phía ngồi cùng bên trái. + GV giới thiệu độ lớn của xăng-ti-mét, HS dùng đầu bút chì kéo từ vạch này tới vạch khác, đọc độ lớn. Chẳng hạn: Từ vạch 0 tới vạch 1: 1 cm Từ vạch 1 tới vạch 2: 1 cm Từ vạch 7 tới vạch 8: 1 cm Từ vạch 0 tới vạch 10: 10 cm + Đọc số đo băng giấy vàng, băng giấy xanh: Băng giấy vàng: .Từ vạch nào tới vạch nào? . Băng giấy vàng dài bao nhiêu xăng-ti- mét? Băng giấy vàng: .Từ vạch nào tới vạch nào? . Băng giấy vàng dài bao nhiêu xăng-ti- mét? 2.2. Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. * Mục tiêu: Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti- mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét. HS đọc HS đọc. Thực hiện Lắng nghe Thực hiện Lắng nghe và thực hiện. . Từ vạch 0 tới vạch 1. . Dài 1 cm. . Từ vạch 0 tới vạch 2. . Dài 2 cm. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: a. GV giới thiệu cách đo trên một mặt cụ thể ( băng giấy màu cam). Hướng dẫn cách cầm thước: Các số ở phía trên. Số 0 phía ngồi cùng, bên trái. HD cách đặt thước: vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy. Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy. Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó. Yêu cầu HS viết số đo vào sách HS. b. Thực hành đo Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đo băng giấy màu xanh và đo băng giấy mầu hồng ở trong sách. Sau đó nói cho nhau nghe về kết quả đo. Mời đại diện 2 nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét. Vậy ba băng giấy trên, băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất? 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng- ti-mét ( trong phạm vi 100 cm). Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều ngang móng ta, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay. *Phương pháp: Thực hành, trực quan *Cách thực hiện: Bài 1: GV lưu ý HS: . Ước lượng và đo theo mũi tên màu đỏ. . Khi ước lượng: quan sát khoảng cách 1 cm trên thước, hình dung xem mũi tên màu đỏ gồm bao nhiêu khoảng cách đó. Kết quả ước lượng thường dùng từ ‘khoảng’ (vì không biết chính xác không). Yêu cầu HS dùng bút chì ghi số đo ‘ước lượng’ vào sách. Yêu cầu HS dùng thước đo và ghi số đo vào “đo” ở sách. Mời 5 HS lần lượt nêu kết quả của 5 đồ vật. Lắng nghe và thực hiện. Lắng nghe và thực hiện. HS đọc: 12 xăng-ti-mét. HS viết: 12 cm. Thực hiện Thực hiện. Băng giấy màu cam dài nhất, băng giấy màu xanh ngắn nhất. Lắng nghe. thực hiện. thực hiện. 5 HS lần lượt nêu trước lớp. Mời HS nhận xét, Gv nhận xét. Bài 2: GV hướng dẫn HS đo và cho HS làm việc nhóm 2, rồi nêu kết quả đo cho nhau nghe: + Chiều dài ngón trỏ: Ngửa bàn tay, đo từ nếp gấp giữa ngón trỏ và bàn tay tới đầu ngón trỏ. + Chiều dài bàn tay: Ngửa bàn tay, đo từ nếp gấp giữa bàn tay và cổ tay tới đầu ngón giữa. + Chiều dài gang tay: Căng gang tay, đặt úp lên thước. Sau khi đo xong, Gv khuyến khích HS ghi nhớ số đo của mình. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, theo hướng dẫn: + Kệ sách có 3 ngăn, mỗi ngăn đều biết chiều cao. + Sách trên kệ được xếp đứng, gáy sách xoay ra ngồi (dễ dàng khi tìm sách). + Mỗi cuốn sách bên ngồi đều biết chiều cao. + Yêu cầu của bài: Xếp sách nào vào ngăn nào cho phù hợp, giải thích tại sao xếp như vậy? Mời đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét (nêu kết quả của nhóm mình có giống nhóm bạn không) * Mở rộng: Ích lợi của việc đọc sách là giúp chúng ta hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Chúng ta cần phải giữ gìn cẩn thận, xếp sách gọn gàng và đúng cách. Bài 4: -Yêu cầu HS tự làm bài. Mời HS nêu kết quả. Mời HS nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vui học GV yêu cầu HS đo lần lượt ba băng giấy và nêu kết quả. Mời HS nhận xét. 5. hoạt động 5: Hoạt động ở nhà - GV hướng dẫn HS: . Bước 1: Nhờ người thân dùng thước dây đo vùng đầu của HS -> ghi lại kết quả đo. . Bước 2: Dựa vào kết quả đo, HS cắt một + 2 HS nêu kết quả. + 2 HS nêu kết quả. + 2 HS nêu kết quả. Lắng nghe và thảo luận. Thực hiện. Lắng nghe và thực hiện. Thực hiện Thực hiện. Nhận xét. Khi chưa cắt, băng giấy dài 15 cm. Nhận xét. Lắng nghe và về nhà thực hiện. băng giấy: Chú ý kích thước.Chiều cao (chiều rộng) băng giấy: 5 cm. Chiều dài băng giấy phải dài hơn số đo vòng đầu 2 cm để làm mép dán. Trang trí băng giấy: Viết tên lớp, vẽ trang trí ( tự sáng tạo). . Bước 3: Dán 2 đầu băng giấy, mép dán rộng 2 cm ( phần dư ra để làm mép dán). I/ Mục tiêu : Kiến thức, kĩ năng: * Luyện tập: BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (3 tiết – SGK trang 144) Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10). Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Bước đầu làm quen với bài tốn có lời văn và giải tốn có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài tốn có lời văn). Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận tốn học, giải quyết vấn đề tốn hộc, giao tiếp tốn học. Tích hợp: Tốn học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội. Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). II/ Thiết bị dạy học GV: SGK, bảng phụ. HS : SGK, vở, bảng con, bút, thước. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: *Mục tiêu: Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát bức tường gạch và trả lời câu hỏi: Hát. HS quan sát và trả lời: + Có bao nhiêu loại gạch? (theo màu) + Có mấy hàng gạch? + Mỗi hàng có mấy viên gạch? a. Đếm số viên gạch mỗi loại. Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và tìm cách đếm. Mời đại diện một số nhóm nêu cách đếm. Yêu cầu HS nêu kết quả. Mời các nhóm nhận xét. Yêu cầu HS viết số gạch ra bảng con và đọc số: 100, 35, 24, 15, 26. *Mở rộng: Trong thực tế khoảng cách giữa các viên gạch là xi măng. Người ta thường xếp xen kẽ các viên gạch (giữa các hàng) để cho bức tường vững chắc hơn. b. Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 35, 24, 15, 26. Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con. Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. Gv nhận xét và hỏi: + Bốn số vừa viết có liên quan gì tới câu a? + Hãy nói các loại gạch từ nhiều tới ít? Gv nhận xét, tuyên dương. c. Số ? Mời 1 HS đọc sơ đồ mẫu tách – gộp số. Gv gắn sơ đồ tách – gộp số 24 lên bảng. Mời 1 HS lên ghi các số còn thiếu vào ô trống và đọc sơ đồ. Vậy số 24 có liên quan gì tới câu a? Em hãy đọc sơ đồ tách gộp số viên gạch xanh da trời? GV nhận xét và kết luận: Các số trong hai hình tròn đen gộp lại được số trong hình tròn đỏ. Hình tròn đỏ là ‘tất cả’. Bài 2: *Mục tiêu: Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. * Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. + Có 4 loại gạch. + Có 10 hàng gạch. + Mỗi hàng có 10 viên gạch. Hs thảo luận. Có thể đếm theo 4 cách: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10. HS nêu: Có tất cả 100 viên gạch: Màu đỏ có 35 viên, màu xanh da trời có 24 viên, màu vàng có 15 viên, màu xanh lá cây có 26 viên. Nhận xét. Thực hiện. Lắng nghe. HS đọc. Thực hiện. Thực hiện. Lắng nghe. + Đó là số viên gạch mỗi loại ở câu a. + Đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng. HS đọc: 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị. Gộp 3 chục và 5 đơn vị được 35. Quan sát. HS làm bài và đọc: 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị. Gộp 2 chục và 4 đơn vị được 24. Là số viên gạch xanh da trời. HS đọc: Có tất cả 24 viên gạch xanh da trời, gồm 2 chục viên và 4 viên. Gộp 2 chục viên và 4 viên, có tất cả 24 viên. Lắng nghe. * Cách tiến hành: Mời 1 HS đọc đề bài. Vậy tính nhẩm là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? Mời cả lớp làm bài vào bảng con. Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. Mời một số HS nêu cách thưc hiện một vài bài. Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: *Mục tiêu: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. Cách tiến hành: Mời 1 HS đọc đề bài. Tính là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? Gv lưu ý: Khi đặt tính theo hàng dọc chúng ta chú ý đặt thẳng hàng. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. Yêu cầu HS chéo vở cho bạn cùng bạn để nhận xét, trao đổi kết quả với nhau. GV chấm vở một số HS đã làm xong. Mời HS làm bảng phụ lên bảng trình bày kết quả và nêu cách thực hiên. GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: *Mục tiêu: Bước đầu làm quen với bài tốn có lời văn và giải tốn có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành. Cách tiến hành: . Bài mẫu Mời 2 HS đọc bài tốn mẫu. GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và hướng dẫn HS: Có mấy bạn có ngựa đang chơi? Có thêm mấy bạn cá ngựa? Vậy có tất cả bao nhiêu bạn cá ngựa? Mời 1 HS lên bảng hồn thành sơ đồ và thực hiện phép tính. Mời 3 HS nhắc lại. . Bài tốn Mời 1 HS đọc bài tốn. GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và cho 1 HS đọc. Tính theo hàng ngang. Thực hiện. Thực hiện HS nêu. HS đọc. Tính theo hàng dọc. Lắng nghe. HS làm bài. Thực hiện. Thực hiện. Lắng nghe. HS đọc. Có 7 bạn có ngựa đang chơi Có thêm 2 bạn cá ngựa. Có tất cả 9 bạn cá ngựa. HS làm bài và đọc to sơ đồ vừa hồn thiện. HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý: Mai có bao nhiêu con sao biển? Mai cho bạn mấy con? . Vậy Mai còn lại bao nhiêu con sao biển ? Mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét và nêu kết quả của nhóm mình. Gv nhận xét. Bài 5: *Mục tiêu: - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: Mời 1 HS đọc tên bài. GV dẫn dắt câu chuyện: Chủ nhật tuần trước, bố mẹ đưa em về quê chơi. Để biết được chuyến đi này thú vị như thế nào chúng ta sẽ cũng tìm hiểu ở bài tập này nhé. a. – Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và trả lời câu hỏi: Em đi từ nhà lúc mấy giờ? Em về tới quê lúc mấy giờ? GV nhận xét, tuyên dương. b. Về tới quê! Em thấy ở quê có những gì? Yêu cầu HS quan sát đàn chó ở trang 146 và hỏi: + Có mấy con chó đang chơi? + Thêm mấy con chó chạy tới? + Có tất cả bao nhiêu con chó? Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập b. c. Yêu HS quan sát đàn chó trang 146 và trang 147, hỏi: + Lúc đầu (trang 146) có mấy con chó? + Sau đó ( trang 147) có mấy con chạy đi? + Vậy còn lại mấy con chó? Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập c. d. Thực hiện. HS đọc. HS quan sát, thảo luận nhóm: Mai có 14con sao biển. Mai cho bạn 4 con. . Mai còn lại 10 con sao biển. Thưc hiện. Nhận xét. HS đọc: Quê em Lắng nghe. Thực hiện Em đi từ nhà lúc 6 giờ. Em về tới quê lúc 10 giờ. Có cây dừa, đàn chó,cây xồi, dàn mướp, hoa, + Có 4 con chó đang chơi. + Thêm 2 con chó chạy tới. + Có tất cả 6 con chó. Thực hiện Mời 1 HS đọc bài tốn. Mời một số HS nêu cách xác định số đo của quả mướp bằng xăng-ti-mét. + Lúc đầu có 6 con chó. + Sau đó có 3 con chạy đi. + Vậy còn lại 3 con chó. - Thực hiện Mời 3 HS nêu kết quả và cách thực hiện. GV nhận xét, tuyên dương. * Mở rộng: Quê em ở đâu? Em có cảm xúc gì khi về quê? Dặn dò HS: Khi về quê, chúng ta nên tìm hiểu về cây cối, con vật, mọi thứ xung quanh để biết kích cỡ, màu sắc, hình dạng, số lượng,của chúng. 3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà đo một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét. Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. HS đọc. + Đánh dấu ở mép bàn rồi đo 3 gang tay liên tiếp rồi lại đánh dấu vào. Dùng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét đo theo mép bàn đã làm dấu. + Đo gang tay của em dài bao nhiêu xăng- ti-mét, rồi cộng số đo đó 3 lần HS nêu. 3 HS trả lời Em thấy về quê rất vui; Em rất yêu quê hương; Em được đi thăm ông bà Lắng nghe. - Lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_5_bai_xang_ti_m.docx