Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20, Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20, Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 20, Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20 – Bài 23 CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được nội dung các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc gia súc, gia cầm Hiểu và trình bày được nội dung, đối tượng, điều kiện chọn lọc, ưu điểm và hạn chế của các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta Có ý thức áp dụng kiến thức được học vào chọn giống vật nuôi trong gia đình Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Vấn đáp, trực quan và làm việc theo nhóm Phương tiện: Tranh ảnh một số vật nuôi như bò sữa, bò thịt, bò kéo cày... và phiếu học tập Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức – 1’ Kiểm tra bài cũ – 0’ Dạy học bài mới – 40’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi – 15’ Khi chọn vật nuôi làm giống, chúng ta thường căn cứ vào những đặc điểm gì? (Dựa vào hình dáng bên ngoài – ngoại hình; Sức khỏe của con vật – thể chất; Khả năng sinh sản, tốc độ tăng trọng) Thế nào là ngoại hình của vật nuôi? Dựa vào ngoại hình của con vật ta biết được điều gì? GV yêu cầu HS quan sát hình 23 và trả lời câu hỏi trong SGK: Thế nào là thể chất? Thể chất được hình thành bởi những yếu tố nào? Thể chất có liên quan thế nào đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật? Ví dụ? Khả năng sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Thế nào là sức sản xuất? Chỉ tiêu này có ý nghĩa gì trong chọn lọc vật nuôi? I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi Ngoại hình: Hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống. Dựa vào ngoại hình, có thể phân biệt được giống này với giống khác, nhận định tình trạng sức khỏe, khả năng sản xuất, cấu trúc, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và dự đoán được khả năng sản xuất của vật nuôi Thể chất: Là chất lượng bên trong cơ thể con vật. Được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cơ thể. Liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của con vật Khả năng sinh trưởng: Tốc độ gia tăng khối lượng cơ thể/đơn vị thời gian/đơn vị thức ăn Khả năng phát dục: Thời gian thành thục tính dục của vật nuôi Sức sản xuất: Là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi như: khả năng làm việc, khả năng sinh sản, cho thịt, cho trứng, sữa... Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 45 Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi – 25’ GV chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn thành một nhóm) và phát phiếu học tập cho các nhóm Yêu cầu: Đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Sau 7’ yêu cầu lên bảng hoàn thành Sau 7’, yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, lên trình bày bảng; N.xét, b.sung và kết luận PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CHỌN LỌC CÁ THỂ CHỌN LỌC HÀNG LOẠT - Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào lí lịch tổ tiên của đối tượng chọn lọc để xem xét các đời tổ tiên của nó có phẩm chất tốt hay xấu. Phẩm chất của tổ tiên đối tượng nào tốt thì đối tượng đó được chọn làm giống - Trước khi chọn lọc, người ta phải đặt ra những tiêu chí cụ thể với con vật sẽ được chọn làm giống NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP - Chọn lọc bản thân: Các đối tượng chọn lọc được nuôi dưỡng, chăm sóc ở cùng môt điều kiện và được so sánh với nhau về một số chỉ tiêu nào đó. Những đối tượng có các chỉ tiêu đạt yêu cầu sẽ được chọn làm giống - Theo dõi trong đàn vật nuôi, những cá thể nào đạt những tiêu chí đã đặt ra thì sẽ được chọn làm giống - Chọn lọc đời sau: Căn cứ vào phẩm chất của đời sau đối tượng chọn lọc để quyết định xem có chọn đối tượng đó làm giống hay không ĐỐI TƯỢNG CHỌN LỌC Vật nuôi cần đạt yêu cầu cao về phẩm chất (thường là đực giống) Tiểu gia súc, gia cầm cái sinh sản ĐIỀU KIỆN CHỌN LỌC Phải tiến hành tại các trung tâm sản xuất giống Không yêu cầu khắt khe về điều kiện chọn lọc ƯU ĐIỂM Hiệu quả chọn lọc cao, đảm bảo tính chính xác. Kết hợp được chọn lọc trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen Dễ thực hiện, nhanh cho kết quả, không tốn kém. Dễ dàng áp dụng rộng rãi NHƯỢC ĐIỂM Tiến hành lâu, phức tạp, tốn kém. Khó áp dụng rộng rãi Hiệu quả chọn lọc không cao, thiếu chính xác. Không kết hợp được chọn lọc KH với kiểm tra KG Củng cố - 3’ Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK Nhận xét ý thức, thái độ và kết quả học tập của HS Hướng dẫn – 1’- Học bài, trả lời các câu hỏi. - Đọc trước nội dung bài 24. Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 46
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_20_bai_23_chon_loc_giong_vat_n.docx