Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 22, Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

docx 2 trang lypk 04/10/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 22, Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 22, Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 22, Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 22 – Bài 25
Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu và trình bày được một số phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
Trình bày được hệ thống sản xuất, quy trình sản xuất giống vật nuôi và thủy sản
Vận dụng các phương pháp lai giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt cho gia đình và địa phương
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Vấn đáp, làm việc độc lập với SGK
Phương tiện: Một số sơ đồ lai: lai kinh tế, lai gây thành; Mô hình hệ thống nhân giống hình tháp; Phiếu học tập
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức – 1’
Kiểm tra bài cũ – 4’
So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?
Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nhân giống thuần chủng – 10’
Nhân giống:là pp làm tăng số lượng, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng đàn giống.
Thế nào là nhân giống thuần chủng?
Kết quả của nhân giống thuần chủng có đặc điểm gì?
Lấy ví dụ về nhân giống thuần chủng?
Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
Cách tính tỉ lệ trong các công thức lai: Vd: Lai kinh tế Landrat x Ỉ như sau: -Máu Landrat: + Bố = 1; Mẹ = 0 => F1 = (1+0)/2 = ½
Máu Ỉ ở F1: Bố = 0; Mẹ = 1
=> F1 = (0+1)/2 = 1/2
I. Nhân giống thuần chủng:
Khái niệm
Là phương pháp ghép đôi giữa hai cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó
Ví dụ:
♀ ×	♂
MC	MC
MC MC
Mục đích
Phát triển về số lượng vật nuôi
Duy trì, củng cố và nâng cao độ thuần của giống
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	49
PHƯƠNG PHÁP
LAI KINH TẾ
LAI GÂY THÀNH
CÁCH TIẾN HÀNH
Cho lai giữa hai hoặc nhiều cá thể khác giống
Cho lai giữa hai hoặc nhiều cá thể khác giống kết hợp chọn lọc và nhân thuần nhiều thế hệ
MỤC ĐÍCH
Con lai sử dụng làm thương phẩm
Con lai sử dụng làm giống mới
VÍ DỤ
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp lai giống – 15’
Thế nào là lai giống? Lai giống khác nhân giống thuần chủng ở điểm nào?
Tiến hành lai giống nhằm những mục đích gì?
Hiện tượng ưu thế lai là gì?:
Khi cho hai cá thể của hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau giao phối thì đời con sinh ra khỏe hơn, chịu đựng bệnh tật tốt hơn, các tính trạng sản xuất có thể tốt hơn đời bố mẹ.
II. Lai giống( nhân giống tạp giao)
Khái niệm
Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực và cái khác giống để tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ
Mục đích
Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao năng suất chăn nuôi
Thay đổi tính trạng di truyền của giống hoặc tạo ra giống mới
3. Các phương pháp lai giống
Yêu cầu học sinh đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập
Sau khi học sinh hoàn thành xong, yêu cầu một vài học sinh trình bày kết quả và kết luận
Lai gây thành có ưu điểm gì? (Tổ hợp được nhiều tính trạng tốt của các giống tham gia công thức lai)
4. Củng cố - 3’
- Phân biệt nhân giống thuần chủng và lai giống? Sự giống và khác nhau giữa lai kinh tế và lai gây thành?
5. Hướng dẫn – 1’
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK; Áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	50

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_22_bai_25_cac_phuong_phap_nhan.docx