Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 26, Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 26, Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 26, Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 26 – Bài 29 SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được đặc điểm, vai trò của các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi Áp dụng được kiến thức đã học để xác định tiêu chuẩn, phối hợp được khẩu phần và chế biến được thức ăn cho vật nuôi trong gia đình II. Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận và làm việc độc lập với SGK Phương tiện: Phiếu học tập, mẫu vật một số loại thức ăn III. Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức – 1’ Kiểm tra bài cũ: Thế nào nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi? Dạy học bài mới – 40’ Hoạt động 1: Tìm hiểu công tác sản xuất thức ăn cho vật nuôi – 20’ B. Sản xuất thức ăn cho vật nuôi I. Một số loại thức ăn trong chăn nuôi GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một loại thức ăn GV chia mẫu vật và phiếu học tập cho các nhóm; Yêu cầu các nhóm xác định loại thức ăn tương ứng với yêu cầu trong PHT và hoàn thành đặc điểm của loại thức ăn đó vào PHT Sau khi học sinh hoàn thành, GV yêu cầu các HS khác nhận xét và bổ sung (nếu cần thiết) sau đó GV củng cố và kết luận Thức ăn tinh Ví dụ: Khoai, cám gạo, cám ngô, gạo, ngô Đặc điểm Hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu năng lượng Dễ ẩm mốc, sâu mọt và côn trùng gây hại LOẠI MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG ĐẶC ĐIỂM TA TINH TA THÔ TA XANH TA HH Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 58 Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Thức ăn thô Ví dụ: Cỏ khô, rơm rạ, bã mía Đặc điểm Tỉ lệ chất xơ cao, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng nước thấp Chủ yếu là nguồn thức ăn dự trữ về mùa đông cho gia súc 3. Thức ăn xanh Ví dụ: Cỏ tươi, rau xanh, bèo Đặc điểm Chứa nhiều vitamin E, Caroten (tiền Vitamin A) và một số chất khoáng Sử dụng cho vật nuôi ăn vào bữa chính hoặc ủ xanh làm thức ăn dự trữ vào mùa đông 4. Thức ăn hỗn hợp Định nghĩa: là loại thức ăn được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu theo các công thức đã được tính toán từ trước nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển Đặc điểm: Đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho vật nuôi Đọc SGK, hãy cho biết tầm quan trọng của thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi? Hãy phân biệt các loại thức ăn hốn hợp? Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp trải qua những bước cơ bản nào? Có những dạng thức ăn hỗn hợp nào? Chúng ta thường gọi là thức ăn công nghiệp là vì sao? II. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi 1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi Các loại thức ăn hỗn hợp Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp có thể ở dạng viên hoặc dạng bột Thức ăn hỗn hợp còn được gọi là thức ăn công nghiệp ND ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TA Đ Đ Thường chỉ chứa một vài yếu tố dinh dưỡng nhất định Hàm lượng yếu tố dinh dưỡng cao Sử dụng phối hợp với các loại thức ăn khác (chủ yếu là thức ăn giàu năng lượng) TA HC Chứa đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng S.dụng cho VN ăn trực tiếp, không thông qua chế biến và phối trộn ND ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TA Đ Đ TA HC Củng cố - 3’ - Các loại thức ăn cho vật nuôi? Vai trò của thức ăn hỗn hợp? Hướng dẫn – 1’ - Nhắc học sinh chuẩn bị mẫu vật, đọc trước nội dung thực hành bài 30 Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 59
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_26_bai_29_san_xuat_thuc_an_cho.docx