Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 28, Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

docx 5 trang lypk 04/10/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 28, Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 28, Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 28, Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 28 - Bài 31
SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
Trình bày được đặc điểm, vai trò của các loại thức ăn nhân tạo nuôi cá
Trình bày được các phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, làm việc theo nhóm và độc lập với SGK
Có ý thức áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Thảo luận nhóm, làm việc độc lập với SGK
Phương tiện: Một số mẫu tranh ảnh về thức ăn nhân tạo của tôm cá (yêu cầu HS chuẩn bị từ nhà)
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức - 2’
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng của các nhóm
Kiểm tra 15’
Đề bài: Xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa có thể trọng 300kg, năng suất sữa 10kg/ngày. Tỉ lệ protein trong thức ăn là 10%. Tỉ lệ bắp cải ủ xanh và cỏ voi là 1/4. Thức ăn như bảng sau . Tính giá thành của 1kg hỗn hợp đã phối hợp được.
STT
THỨC ĂN
PROTEIN (%)
GIÁ (đồng/kg)
1
Cỏ voi ta
1.9
100
2
Bắp cải ủ xanh
2.2
400
3
Bột đầu cá
38.0
7800
Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Một số loại thức ăn nhân tạo – 15’
GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm (tùy theo lượng mẫu vật đã chuẩn bị)
Giao mẫu vật cho các nhóm
Yêu cầu: Trong thời gian 7’ HS phải nêu khái niệm về thức ăn nhân tạo? Phân loại các loại thức ăn nhân tạo? Đặc điểm và các phương pháp bảo quản, chế biến của mỗi loại?
Sau thời gian thảo luận, GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
I. Một số loại thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
1. Khái niệm về thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo là các loại thức ăn được con người cung cấp trực tiếp cho vật nuôi thủy sản, không qua khâu trung gian (khoáng hóa)
- Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung sau đó GV kết luận
2. Phân loại thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
- GV nhấn mạnh: Có nhiều cơ sở của sự phân loại. Ví dụ: dựa vào tỷ lệ xơ trong thức ăn, dựa vào phương pháp chế biến, dựa vào thành phần các yếu tố dinh dưỡng
Dựa vào tỉ lệ xơ và thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn, thức ăn nhân tạo được chia làm 3 loại chính:
* Thức ăn tinh
- Lấy ví dụ một số loại thức ăn tinh mà em biết?
Tỉ lệ xơ < 20%
Ví dụ: Gạo, ngô, sắn, khoai...
Khi bảo quản cần lưu ý điều gì?
Khi đã bị hỏng có cho vật nuôi thuỷ sản ăn nữa không? Vì sao?
- Bảo quản: các loại thức ăn tinh dễ bị ẩm mốc do vậy bảo quản nơi khô, tránh ẩm ướt. Trước khi bảo quản phải phơi khô để tránh VSV và côn trùng gây hại
- Thức ăn tinh có cần chế biến không? Ví dụ?
- Phương pháp chế biến: Nghiền nhỏ, phối trộn theo những tỉ lệ nhất định. Tuỳ từng đối tượng vật nuôi và loại thức ăn có thể thông qua sơ chế hoặc cho ăn trực tiếp
- Ví dụ về thức ăn thô thường sử dụng cho vật nuôi thuỷ sản?
* Thức ăn thô
- Tỉ lệ xơ > 20%
- Thức ăn thô thường được sử dụng như thế nào? Cách bảo quản?
Ví dụ: Rau, bèo, cỏ, bã sắn...
Bảo quản: Bảo quản tươi
- Thức ăn thô có cần qua chế biến hay không?
- Chế biến: Tuỳ thuộc vào đối tượng vật nuôi có thể thông qua sơ chế (băm nhỏ với cá giống)
- Thế nào là thức ăn hỗn hợp?
* Thức ăn hỗn hợp
- Các loại thức ăn hỗn hợp? Chúng khác nhau ở những điểm nào?
Thức ăn được phối trộn sẵn từ trước theo một công thức nhất định
Thức ăn hỗn hợp gồm thức ăn bổ sung (thức ăn hỗn hợp đậm đặc) và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Bảo quản như thế nào?
- Bảo quản nơi khô, tránh ẩm ướt
- Cách sử dụng?
- Chế biến: Không qua chế biến, cho ăn trực tiếp. Với thức ăn bổ sung phải phối hợp với một số loại thức ăn khác. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho ăn trực tiếp mà không phải phối trộn với bất cứ loại thức ăn nào khác
Hoạt động 2: Vai trò và quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo – 10’
- So với thức ăn tự nhiên như: động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ... thì thức ăn nhân tạo có ưu điểm gì?
II. Vai trò của thức ăn nhân tạo
- Cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi thuỷ sản
- Thức ăn nhân tạo có vai trò quan trọng như thế nào trong nuôi chăn nuôi thuỷ sản?
- Trong chăn nuôi thuỷ sản theo quy mô công nghiệp, thức ăn nhân tạo có vai trò đặc biệt
T.A
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ
TẢO
V.KHUẨN
ĐVK XS
TV	BẬC CAO
MÙN BÃ HC
Khi nuôi thuỷ sản theo quy mô nuôi công nghiệp thì thức ăn nhân tạo có vai trò quan trọng như thế nào? Tại sao?
Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản gồm mấy bước? Là những bước nào? Vai trò của các bước?
quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi thuỷ sản, nâng cao năng suất chăn nuôi
III. Quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản
Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệu ® Trộn theo tỷ lệ nhất định ® Hồ hoá và làm ẩm ® Ép viên và sấy khô ® Đóng gói và bảo quản
Hoạt động 3: Một số loại thức ăn tự nhiên của tôm cá - 20’
Em hãy kể tên một số loại thức ăn của tôm cá có sẵn trong môi trường nước?
Vậy, thế nào là thức ăn tự nhiên?
Dựa vào sơ đồ SGK, hãy kể tên một số loại thức ăn tự nhiên của cá?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập:
Sau khi học sinh thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện từng nhóm báo cáo kết quả
I. Một số loại thức ăn tự nhiên
Khái niệm
Thức ăn tự nhiên là những thức ăn tự sinh ra ngay trong ao nuôi (bao gồm: vi khuẩn, tảo, thực vật thuỷ sinh bậc cao, động vật phù du, động vật đáy)
Một số loại thức ăn tự nhiên
T.A
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ
TẢO
Trong cơ thể có chứa 30 - 60% Protein trượng lượng khô, có đầy đủ các axít amin quan trọng, lượng mỡ từ 20 - 35% trọng lượng khô, lượng đường từ 20 - 40%
Là nguồn cung cấp chủ yếu vật chất hữu cơ cho thuỷ vực. Tảo quang hợp cung cấp oxi cho các sinh vật sống trong nước.
V.KHUẨN
Kích thước nhỏ, số lượng lớn, sinh sản đơn tính theo cơ chế tự phân đôi. Trong ao nuôi, số lượng vi khuẩn có thể đạt 19 triệu/lít nước
Có vai trò chủ yếu trong việc phân huỷ các vật chất hữu cơ thành chất khoáng. Ngoài ra nó còn là thức ăn cho nguyên sinh động vật, giáp xác thấp, giun...
ĐVK XS
- Gồm hai dạng chính: động vật phù du (sống trôi nổi trong nước như các loại luân trùng, râu ngành, chân chèo...) và
động vật đáy (sống ở đáy thuỷ vực như:
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và kết luận
giun nước, trai, ốc...).
- Chúng là thức ăn giàu đạm, muối khoáng, vitamin... Chúng là thức ăn quý giá đối với cá, đặc biệt là với cá con mà không thể thay thế được bằng thức ăn nhân tạo
TV	BẬC CAO
Ví dụ: rong, bèo, cỏ
Là thức ăn tốt cho một số loại cá như trắm cỏ, bỗng, mè Vinh, Mrigan, Trôi Ấn Độ. Ngoài ra còn là nguồn cung cấp quan trọng mùn bã hữu cơ cho vực nước
MÙN BÃ HC
Hình thành do các chất thải trong quá trình sống của sinh vật và các sản phẩm phân giải xác chết của chúng
Cung cấp chất dinh dưỡng cho ao, đồng thời là thức ăn trực tiếp của động vật phù du, động vật đáy, và một số cá ăn mùn đáy như: rô phi, trôi... Nó còn là giá thể cho VK, động vật nguyên sinh, luân trùng và tảo sinh sống
Hoạt động 2: Bảo vệ và phát triển thức ăn tự nhiên - 10’
Dựa vào kiến thức thực tế, hãy cho biết để nguồn thức ăn tự nhiên của tôm cá không bị cạn kiệt chúng ta cần phải làm những gì?
Hãy nêu tác dụng của những hoạt động trên?
Hãy nêu một số biện pháp phát triển nguồn TATN của tôm cá và tác dụng của nó?
+ Bón phân cho ao: cung cấp muối dinh dưỡng hoà tan cho động vật phù du, tảo...
+ Bảo vệ nguồn nước: kiểm soát môi trường nước không bị ô nhiễm đảm bảo sự phát triển của sinh vật thức ăn
...
II. Một số biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của tôm cá
Bảo vệ nguồn TATN của tôm cá
Để duy trì được thức ăn tự nhiên cho tôm cá, cần khai thác hợp lý, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi và có biện pháp tăng cường kịp thời thông qua một số hoạt động như: bón phân vô cơ, phân hữu cơ đã ủ kỹ, thay nước, diệt trừ cá tạp ...
Phát triển nguồn TATN của tôm cá
Bón phân cho ao nuôi
Gây nuôi chủ động các sinh vật thức ăn: giun, sinh vật nhuyễn thể...
Bảo vệ nguồn nước
Di nhập, thuần hoá các sinh vật thức ăn
Diệt trừ và hạn chế các sinh vật có hại
Củng cố - 2’
Nêu một số loại thức ăn tự nhiên của tôm cá?
Trình bày một số biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của tôm cá?
Hướng dẫn - 1’
Học bài, áp dụng kiến thức bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của vật nuôi nói chung và tôm cá nói riêng
Đọc thuộc quy trình thực hành bài 35: “Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi”
Củng cố - 2’
Các loại thức ăn nhân tạo và vai trò của nó?
Hướng dẫn - 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Áp dụng kiến thức vào thực tiễn
- Nghiên cứu các loại thức ăn tự nhiên nuôi cá có trong vực nước
Luân trùng
Đv đáy
Đv ko xương sống
Mùn bã hữu cơ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_28_bai_31_san_xuat_thuc_an_nuo.docx