Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 29, Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

docx 2 trang lypk 04/10/2023 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 29, Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 29, Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 29, Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 29 – bài 33
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
I, Mục tiêu bài học:- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lí của việc chế biến và sản xuất thức ăn bằng công nghệ vi sinh.
II, Phương pháp và phương tiện dạy học: Nghiên cứu SGK và chuẩn bị sơ đồ câm.
Thông tin bổ sung: Sinh khối là KL vật chất hữu cơ do 1 cơ thể hay một quần thể VSV sản sinh ra.
III, Tiến trình bài học:
1, Ổn định tổ chức lớp:
2, Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của thưc ăn ủ xanh.
3, Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học, quy trình chế biến.
I, Cơ sở khoa học:
Tại sao dùng nấm men hay VK có ích để ủ lên men lại có thể bảo quản và nâng cao chất lượng thức ăn? ( Trong MT nhiều tinh bột NM sẽ PT và sinh sản nhanh làm tăng số lượng TB à tăng sinh khối; NM giàu prôtêin,Vitamin,Enzim cho nên ngoài dd có trong thức ăn còn được bổ sung dinh dưỡng từ VSV. Bảo quản tốt hơn vì trong quá trình lên men làm thay đổi PH do đó các VSV có hại khác không PT được.
- Ứng dụng công nghệ VSV để Sx thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động sống của chúng để làm giàu thêm các chất dd trong các loại thức ăn hoặc tạo ra loại thức ăn mới cho vật nuôi.
VD: Ủ lên men thức ăn nhờ VSV như nấm men, VK
-Tác dụng: + Bảo quản thức ăn tốt hơn.
Sx thức ăn bằng công nghệ vsv có tác dụng gì?
+Tăng giá trị dd của thức ăn, bổ sung làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn.
Vì sao sau khi lên men thì giá trị dd lại cao hơn? Dd trong thức ăn+dd do VSV tạo ra
Giải thích tại sao protein trong bột sắn từ 1,7% lại lên tới 35%( Do prôtêin từ nấm và sp của nó).
II, Ứng dụng công nghệ vsv để chế biến thức ăn:
1, Nguyên lí: Cấy các chủng nấm men hay VK có ích vào thức ăn và tạo đk thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được có giá trị dd cao hơn.
2, Quy trình chế biến tinh bột sắn:
H 33.1- Bột sắn từ1,7% Prôtêinà35%
Hoạt động II: Quy trình sản xuất.
Phân tích các bước trong quy trình SX thức ăn từ các VSV? Cho biết nguyên liệu, đk SX, sản phẩm và lợi ích của quy trình?
Nguyên liệu: Dầu mỏ, phế liệu nhà máy giấy, nhà máy đường
Điều kiện sản xuất: Nhiệt độ, không khí, độ ẩm để VSV phát triển thuận lợi trên
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	68
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
nguồn nguyên liệu, các chủng VSV đặc thù với từng loại nguyên liệu.
Sản phẩm: Thức ăn giàu prôtêin và vitamin.
Lợi ích: Tạo nguồn thức ăn giàu prôtêin từ các nguyên liệu nghèo chất dd và rẻ tiền.
IV, Củng cố: Trình bày quá trình ủ men rượu với các loại thức ăn giàu tinh bôt?
Giã nhỏ bánh men rượu, trộn đều với thức ăn.
Vẩy nước vào cho bột đủ ẩm.
Cho vào vại, thúng đậy kín để nơi ấm, kín gió.
Ủ cho lên men rượu sau 20-24h kiểm tra thấy thức ăn có mùi thơm, ấm lên.
Lấy thức ăn hòa với nước cho Lợn ăn sống.
Lần 2 dùng 30% thức ăn đã ủ trộn với thức ăn mới rồi ủ tiếp, sau 1 tuần thay men mới.
V, Dặn dò: Trả lời câu hỏi và đọc trước bài tiếp theo.
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	69

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_29_bai_33_ung_dung_cong_nghe_v.docx