Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 31, Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 31, Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 31, Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 31 - Bài 35 ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học sinh phải: Trình bày được tên các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi Trình bày được điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi Trình bày được mối quan hệ giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết chăm sóc bảo vệ an toàn cho vật nuôi và SK con người. Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Trực quan, vấn đáp Phương tiện: Hình ảnh về vật nuôi bị mắc bệnh ở các giai đoạn, hình ảnh vật gà bị nhiễm virus H5N1, bệnh tả lợn, nấm phổi ở lợn, sán lá gan ở trâu bò Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức - 1’ Dạy học bài mới - 40’ Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện phát sinh, phát triển bệnh - 20’ Mầm bệnh là gì? (là những SV sống ký sinh trên cơ thể vật nuôi và gây bệnh cho vật nuôi) GV cho HS quan sát hình ảnh vật nuôi bị bệnh rồi yêu cầu: Dựa vào hình ảnh vừa quan sát, hãy phân chia các loại mầm bệnh gây bệnh ở vật nuôi? GV dùng sơ đồ 35.1 để củng cố yêu cầu trên. Tính chất của các loại bệnh gây nên bởi các loại mầm bệnh trên có gì đặc biệt? Có phải cứ có mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi là phát bệnh ngay không? Tại sao môi trường lại là một nhân tố điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi? (Mt có quan hệ mật thiết với vật nuôi; Môi trường gồm có các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong đó có cả các yếu tố gây hại cho vật nuôi như: mầm bệnh, thời tiết khí hậu không thuận lợi) Các yếu tố này ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi như thế nào? I. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh 1. Các loại mầm bệnh Vi khuẩn: Tả lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng lợn Vi rus: cúm gà, lở mồm long móng Nấm Ký sinh trùng Các loại mầm bệnh muốn gây được bệnh phải có đủ độc lực, số lượng đủ lớn và có đường xâm nhập phù hợp. 2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống - Yếu tố tự nhiên: + Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng không thích hợp cho sự phát triển của vật nuôi + Thiếu oxy hoặc nhiễm kim loại nặng, khí độc, chất độc có trong môi trường Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 72 Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. ĐK chăm sóc, quản lý thế nào thì có thể gây bệnh cho vật nuôi? Để hạn chế bệnh tật cho vật nuôi, cần phải tác động vào môi trường và điều kiện sống của con vật như thế nào? (Xây dựng chuồng trại hợp lý, có chế độ chăm sóc phù hợp) Ngoài các yếu tố trên sự phát sinh, phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố nào? (khả năng miễn dịch của vật nuôi) Thế nào là miễn dịch tự nhiên? Miễn dịch tiếp thu? Làm gì để có miễn dịch tiếp thu? Vậy để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi, người chăn nuôi phải làm gì? Chế độ dinh dưỡng: + Thiếu dinh dưỡng, thành phần không cân đối + Thức ăn có chất độc hoặc đã bị hỏng Quản lý, chăm sóc: + Bị các con vật có nọc độc cắn + Bị chấn thương do va chạm... Bản thân con vật Khả năng miễn dịch tự nhiên: + Được hình thành do thế hệ trước di truyền lại + Phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con vật + Không mạnh và không có tính đặc hiệu Khả năng miễn dịch tiếp thu: + Được hình thành do tiếp xúc với mầm bệnh rồi khỏi + Có thể phòng chống một loại bệnh cụ thể Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh - 20’ - GV sử dụng sơ đồ 3 vòng tròn giao nhau cho HS quan sát rồi yêu cầu: Trường họp nào bệnh có thể phát sinh, phát triển thành dịch lớn? MT DỊCH MB VN II. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh Bệnh ở vật nuôi sẽ phát sinh, phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 yếu tố: + Có các mầm bệnh + Môi trường thuận lợi + Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu Củng cố - 3’ (GV sử dụng câu hỏi cuối SGK để củng cố bài học) Hướng dẫn - 2’ HS đọc thêm phần TTBS, học bài và áp dụng kiến thức được học vào bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi của gia đình. Đọc trước bài thực hành. Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 73
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_31_bai_35_dieu_kien_phat_sinh.docx