Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 40+41, Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 40+41, Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 40+41, Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Ngày tháng năm 2010 TIẾT 40,41 – BÀI 50 DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình Trình bày và phân tích được kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp; Liên hệ, vận dụng kiến thức được học vào giải thích một số hoạt động kinh doanh ở địa phương Bước đầu có ý thức định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân Chuẩn bị Giáo viên: Xem trước nội dung bài học trong SGK; Tham khảo các tài liệu có liên quan đến loại hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh cá thể (Giáo trình Kinh tế học vi mô, Internet); Tìm hiểu và phân tích một số hoạt động, tình huống kinh doanh đang diễn ra tại địa phương Học sinh: Học thuộc các khái niệm đã được đề cập trong bài 49; Đọc trước nội dung bài học và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh ở quy mô hộ gia đình tại địa phương Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và thuyết trình có minh họa Phương tiện: Phiếu học tập Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức – 1’ Dạy học bài mới – 40’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình – 10’ - Chia nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập. Nhóm thứ nhất hoàn thiện PHT về đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình; Nhóm thứ hai hoàn thiện về cách thức tổ chức kinh doanh hộ gia đình trong thời gian 3’ I. Kinh doanh hộ gia đình 1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình - Sau khi học sinh trình bày bảng, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và kết luận - Lấy ví dụ về các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ? Lưu ý: Nhấn mạnh vai trò của chủ sở hữu: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trước pháp luật Các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ Chủ sở hữu: Cá nhân là chủ gia đình Quy mô kinh doanh: Nhỏ Thế nào là vốn? Vốn có những loại hình nào? Những yếu tố nào đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục? Với hoạt động thương mại thì yếu tố nào đảm bảo cho nó luôn diễn ra liên tục? Những yếu tố nào đảm bảo cho hàng hóa lưu thông trên thị trường? Khi tiến hành kinh doanh, các hộ gia đình huy động vốn từ nguồn nào là chủ yếu? Trong kinh doanh hộ gia đình, lao động được sử dụng có đặc điểm gì? Công nghệ kinh doanh: Đơn giản Lao động: (Thường) Người thân trong gia đình 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình a. Tổ chức vốn kinh doanh Các loại hình vốn: + Vốn cố định: Là vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu + Vốn lưu động: Là phần vốn đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trên thị trường Ví dụ: Tiền, vàng, sản phẩm thành phẩm Nguồn vốn: Chủ yếu là vốn tự có của gia đình, một phần khác là vay mượn b. Tổ chức sử dụng lao động Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình Lao động được sử dụng linh hoạt, một người có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch kinh doanh – 15’ Kế hoạch bán sản phẩm ra thị trường ứng với lĩnh vực nào trong kinh doanh? (ứng với lĩnh vực sản xuất và dịch vụ) Hãy cho biết, lượng sản phẩm được bán ra thị trường phụ thuộc vào yếu tố nào? Nhắc lại mục đích của hoạt động kinh doanh? Theo em, công thức trên đúng với trường hợp nào? Những trường hợp nào không đúng? Trong kinh doanh, số lượng sản phẩm gia đình tự tiêu thụ là rất nhỏ, thậm trí là không có. Vậy số lượng sản phẩm bán ra thị trường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra Theo em, người kinh doanh phải căn cứ vào điều gì để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất? Dựa vào nhu cầu của thị trường và điều kiện của hộ gia đình. Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định 3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất S. PHẨM TỔNG S.P SỐ S.PHẨM BÁN RA = SẢN XUẤT - GĐ TỰ T.TRƯỜNG RA TIÊU THỤ * Tổng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào: Nhu cầu của thị trường Điều kiện của doanh nghiệp (hộ gia đình) Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định Theo em, thế nào là nhu cầu? Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Vậy nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc vào 5 yếu tố: (1) thu nhập của người tiêu dùng; (2) giá của hàng hóa có liên quan; (3) dân số; (4) sở thích của người tiêu dùng và mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng GV chia nhóm, cho HS thảo luận để lấy ví dụ phân tích cho các yếu tố cấu thành nhu cầu thị trường. Sau 3 – 4’ thảo luận, yêu cầu học sinh nêu và phân tích GV nhận xét, phân tích ví dụ và kết luận: Kết luận: Mức độ bán sản phẩm ra thị trường phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu thị trường và được quyết định bởi các yếu tố: thu nhập của người tiêu dùng; giá của hàng hóa có liên quan; dân số; sở thích của người tiêu dùng và mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng * Nhu cầu thị trường được tạo thành bởi 5 yếu tố: Thu nhập của người tiêu dùng Ví dụ: Khi thu nhập của người dân thấp, nhu cầu sử dụng thực phẩm, hàng hóa có giá trị cao như thịt, cá, sữa; Điều hòa, máy giặt; Du lịch thấp. Khi thu nhập tăng, lượng tiền kiếm được nhiều hơn, khi đó nhu cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ trên tăng lên Giá của hàng hóa liên quan Ví dụ: Café và chè là hai loại hàng hóa có liên quan. Khi giá của café tăng lên thì người dân có nhu cầu sử dụng chè cao hơn. Do vậy nhu cầu của thị trường với chè tăng Dân số Ví dụ: TQ đông dân hơn VN do vậy nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, dịch vụ của TQ cao hơn của VN Sở thích, thói quen của người tiêu dùng Ví dụ: Người dân sống ở khu vực nông thôn sử dụng quen mỡ ĐV, không quen sử dụng dầu TV do vậy tại thị trường nông thôn, nhu cầu đối với dầu TV thấp hơn mỡ ĐV Mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng Ví dụ: (Nhu cầu mua thẻ điện thoại) Tại thời điểm đầu tháng 12, những người sử dụng điện thoại di động có hy vọng vào dịp Noel (cuối tháng 12), các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có nhiều khuyến mại về nạp tiền. Do đó nhiều người không muốn nạp tiền vào đầu tháng 12 (nhu cầu mua thẻ điện thoại thấp) và đợi đến dịp Noel nạp tiền để hưởng khuyến mại (nhu cầu mua thẻ điện thoại cao hơn) Kế hoạch này ứng với lĩnh vực nào trong kinh doanh? (ứng với lĩnh vực thương mại) Nhìn vào sơ đồ và cho biết, yếu tố nào quyết định lượng sản phẩm mua vào? b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán LƯỢNG SP = LƯỢNG SP - NHU CẦU MUA VÀO BÁN RA DỰ TRỮ Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ – 5’ Theo em, doanh thu là gì? (Doanh thu là khoản tiền thu được sau một thời gian nhất định tiến hành hoạt động kinh doanh) Doanh nghiệp nhỏ có doanh thu thế nào? Ngoài doanh thu không lớn, DN nhỏ còn có những đặc điểm gì? II. Doanh nghiệp nhỏ Đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ Doanh thu: Không lớn Số lượng lao động, quy mô: Nhỏ Vốn ít Hoạt động 4: Những thuận lợi và khó khăn của loại hình DN nhỏ – 10’ Từ những đặc điểm trên của DN nhỏ, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của loại hình DN nhỏ? Lực lượng lao động, quy mô kinh doanh nhỏ đã tạo cho DN nhỏ có thuận lợi gì? Vốn bao gồm những loại hình nào? (Vốn bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động) DN nhỏ có vốn ít, do vậy vốn cố định và vốn lưu động sẽ thế nào? (Vốn cố định có giá trị thấp; Vốn lưu động ít) Vốn cố định có giá trị thấp, khi muốn chuyển đổi có khó khăn gì không? (Khi chuyển đổi hay loại bỏ thì không gây thiệt hại lớn) Vậy yếu tố vốn cố định có giá trị thấp là điều kiện thuận lợi gì cho DN nhỏ? Từ những phân tích trên và căn cứ vào đặc điểm của DN nhỏ, hãy chỉ ra những yếu tố không thuận lợi của DN nhỏ? Căn cứ vào SGK, hãy cho biết những lĩnh vực KD nào phù hợp với loại hình DN nhỏ? Ví dụ? 2. Thuận lợi và khó khăn của DN nhỏ * Thuận lợi: Lao động có số lượng ít, quy mô kinh doanh nhỏ → quản lý dễ dàng và hiệu quả Vốn cố định có giá trị thấp nên dễ dàng đổi mới công nghệ; Quy mô nhỏ cũng là điều kiện thuận lợi để thay đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường * Khó khăn Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ Khó nắm bắt được thông tin thị trường Chất lượng lao động thấp 3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp * Họat động sản xuất hàng hóa: Nông, lâm, thủy sản, các mặt hàng công nghiệp. Các họat động mua bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, bán lẻ. Các họat động dịch vụ: Nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, sửa chữa dụng cụ, đồ dùng, ăn uống Củng cố - 3’ Những đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình? Cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình? Hướng dẫn – 1’ Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Có ý thức định hướng lựa chọn nghề nghiệp Đọc trước nội dung phần II: Doanh nghiệp nhỏ YÊU CẦU: Đọc SGK phần I.1, trình bày đặc điểm của loại hình kinh doanh hộ gia đình ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG LĨNH VỰC KINH DOANH CHỦ SỞ HỮU QUY MÔ KINH DOANH CÔNG NGHỆ KINH DOANH LAO ĐỘNG YÊU CẦU: Đọc SGK phần I.2, trình bày cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình TỔ CHỨC VỐN CÁC LOẠI HÌNH VỐN NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN TỔ CHỨC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_4041_bai_50_doanh_nghiep_va_ho.docx